Top 11 các loài bướm ở Việt Nam quý hiếm và đẹp nhất

Mùa bướm vườn Quốc Gia Cúc Phương đang sắp đến gần, bạn muốn tìm hiểu một chút thông tin về loài côn trùng xinh đẹp này trước chuyến đi Cúc Phương. Hay đơn giản vì say mê vẻ đẹp của loài bướm ở Việt Nam mà tìm hiểu về chúng? Bài viết về top 11 các loài bướm ở Việt Nam quý hiếm và đẹp nhất của Vệ Sinh Nhà 247 sau đây chắc chắn sẽ giúp ích được cho bạn.

các loài bướm ở việt nam

Với vẻ đẹp lộng lẫy muôn hình vạn trạng mà tạo hóa ban tặng thì trong thế giới côn trùng, chúng xứng đáng với danh xưng “nữ hoàng”. Thuộc loài côn trùng có sự đa dạng về loài cao nên trên thế giới ước tính có khoảng 170.000 loài bướm và tại Việt Nam con số này là 1.200. Sau đây là top 11 “hoa hậu” các loài bướm ở Việt Nam đẹp và quý hiếm nhất.

Bướm phượng lớn

Bướm phượng lớn hay tên khoa học là Papilio memnon là loài bướm phượng được đặt tên theo kích thước của cơ thể vì có sải cánh từ 120 – 150mm. Chúng thích nơi trống trải, thức ăn chủ yếu là cây rừng. Ở bướm phượng lớn đặc điểm ngoại hình của con đực và cái khá khác nhau:

  • Bướm đực: Gốc cánh trước và cánh sau có một đốm rất lớn màu đỏ.Nền cánh trên có màu đen với các sọc màu xanh biếc, xen kẽ các gân đen ở cả hai cánh
  • Bướm cái có màu cánh nhạt hơn, cánh trước gợn sóng, nến cánh nâu nhạt, gân cánh màu đen, gốc cánh màu đỏ. Nền cánh sau có màu nâu nhạt và một hàng đốm màu đen ở vùng viền cánh

các loài bướm ở việt nam

Bướm đuôi lá xanh

Được phát hiện năm 1947 và có tên khoa học là Argema maenas bướm đuôi lá xanh là loài bộ Cánh vẩy thuộc họ Ngài hoàng đế. Loài bướm này có kích thước lớn, với sải cánh từ 180 – 190 mm có màu xanh lá chuối non và đuôi dài. Bướm đuôi xanh lá đực có kích thước nhỏ và thon hơn con cái, đồng thời sải cánh cũng hẹp hơn. Con đực có anten dạng lược kép ngắn và ngắn hơn con cái. Bướm đực có đôi súc miệng ngắn cùng màu với bàn chân trước. Chân bướm đuôi lá xanh đều có nhiều lông nhưng bàn chân sau và bàn chân giữa của con được có thêm hai cựa. Được xem là loài bướm đẹp và có màu sắc lạ nên chúng bị nhiều người sưu tầm côn trùng tìm kiếm và săn bắt.

Xem thêm:

các loài bướm ở việt nam

Bướm phượng Arcturus (Bướm công xanh)

Trong hơn 1.200 loài bướm có mặt tại Việt Nam, riêng về dòng Bướm phượng nói riêng cũng có đến gần 10 loại bướm phượng khác nhau như bướm phượng cam đuôi dài, bướm phượng đen, bướm phượng Pa-ri… Trong đó, bướm phượng Arcturus hay còn gọi là bướm công xanh là loài xinh đẹp và đặc biệt nhất

các loài bướm ở việt nam

Tên khoa học của Bướm phượng Arcturus là Papilio Arcturus, chúng có sải cánh dài khoảng 10-12cm. Độ dài sảnh cánh và kích thước của bướm cái lớn hơn bướm đực một chút nhưng chúng lại không có sự khác biệt rõ ràng về đặc điểm giới tính. Các xúc tu, đầu, ngực và bụng của bướm phượng đực và cái đều có màu đen. Ở hai bên vân cánh của bướm cái thường có các sọc màu xanh lục bảo nổi bật trên nền cánh xanh đen. Mặt cánh sau của bướm công xanh là dải màu xanh lam đến xanh lục đậm và có chuỗi đốm màu tím phần dưới của cánh. Bướm công xanh kích thước lớn thường được tìm thấy trong rừng, tán rừng, tuy nhiên tại nước ta loài bướm này khá hiếm và ít phổ biến. Vì có hình thái đẹp và quý hiếm nên bướm phượng Arcturus hay bị săn bắt.

Bướm hổ vằn

Bướm hổ vằn là loài bướm phổ biến tại vùng đồng bằng, cả ở nông thôn hay thành phố. Tuy không hiếm nhưng vì sở hữu một đôi cánh rất bắt mắt, có họa tiết như da hổ mà chúng là đối tượng thường bị săn bắt và sưu tầm. 

các loài bướm ở việt nam

Bướm hổ vằn có tên khoa học là Danaus genutia thuộc họ Bướm đốm Danaidae. Với ngoại hình đặc biệt bướm hổ vằn là một loài đặc trưng nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với loài bướm Danaus affinis trong giống Danaus có ngoại hình tương tự. Đặc điểm nhận biết của bướm hổ vằn là màu cánh cam sậm hơn các đường gân cánh màu đen rõ ràng, viền cánh màu đen và có các đốm trắng. Sải cánh của bướm hổ vằn là từ 75 – 95mm, chúng ưa chỗ trống và sáng.

Bướm báo hoa đỏ

Thuộc Họ Bướm giáp Nymphalidae bướm báo hoa đỏ (tên khoa học: Cethosia cyane) là một họ bướm rất lớn, rất đa dạng về màu sắc, hình dạng. Ngoại hình đặc trưng của bướm báo hoa đỏ là màu cam đỏ với diềm cánh dạng răng cưa rất sâu, nhọn, viền đen. Với ngoại hình đỏ cam này hầu hết chúng là con đực vì loài Cethosia cyane cái sẽ có màu cánh vàng đất, hoặc vàng xám xỉn màu hơn. Con đực loài Cethosia có mặt trên cánh màu cam đỏ, nửa ngoài cánh trước màu đen với các vạch trắng hình móng ngựa. Cánh còn có 2 hàng chấm trắng chạy dọc theo mép răng cưa của viền cánh đen. Loài bướm này bị thu hút bởi các vùng thoáng đãng và nắng ấm như các khu vực đồng cỏ hay dọc các bờ suối.

các loài bướm ở việt nam

Bướm lá khô

Trong các loài bướm ở Việt Nam đây là loài khá đặc biệt với khả năng ngụy trang thành lá khô để tránh kẻ thù. Bướm lá khô có kích thước khá lớn và còn có tên khoa học là Kallima inachus, hay tên gọi khác là bướm lá sồi dải cam. Khi gập cánh lại, mặt dưới cánh của bướm Kallima inachus giống hệt như một chiếc lá khô. Thân mình chúng có màu nâu cam/ vàng đất cộng với phần đuôi cánh sau kéo dài như cuống lá. Hoa văn trên phiến cánh cũng y hệt gân lá nên chúng thường bay dưới tán cây để ngụy trang hòa lẫn với lá khô trong rừng.

các loài bướm ở việt nam

Bướm kiếm (Teinopalpus imperialis)

Bướm kiếm có tên khoa học là Teinopalpus imperialis thuộc họ bướm Phượng Papilionidae. Bướm kiếm được tìm thấy ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và được phân bổ chủ yếu ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng nước ta. Bướm kiếm trưởng thành thường bay trên các đỉnh núi, dông núi hay tán cây ven đường mòn trong rừng ở độ cao trên 2.000 – 2.500m.

các loài bướm ở việt nam

Bướm kiếm đực sẽ có kích thước nhỏ hơn bướm cái Con đực có đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, trong khi đó mạch cánh thứ 4 ở con cái ngắn hơn mạch cánh thứ 6 và ngắn hơn nữa ở mạch cánh thứ 2, 3 và 5. Cánh của loài bướm kiếm chủ yếu là màu đen và các dải màu trắng, xanh lục đa dạng. Màu sắc của bướm đực và bướm cái có đôi chút khác nhau nhưng đều có đốm màu vàng chanh ở cánh sau. Vì là loài hiếm trong các loài bướm ở Việt Nam lại có hình thái đẹp, giá trị thương mại cao nên chúng bị săn bắt để làm vật mẫu khá nhiều và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn.

Bướm khế Edwad thu (Archaeoattacus edwardsii)

Bướm khế Edwad có tên khoa học Archaeoattacus edwardsii, họ ngài Hoàng đế Saturniidae và là một trong những loài ngài lớn nhất thế giới. Cánh của bướm khế có các hoa văn trang trí đẹp, góc trên đỉnh cánh trước của bướm khế có hình đầu rắn (khi gập cánh lại), hoa văn này có tác dụng đe dọa đối thủ và bảo vệ chúng khỏi sự săn đuổi của kẻ thù. Thêm vào đó các hoa văn, họa tiết trên cánh bướm màu vàng như lá khô của bướm khế được cho là hình thức ngụy trang để hòa lẫn với môi trường sống trong rừng.

các loài bướm ở việt nam

Bướm khế xuất hiện từ vùng rừng núi cho đến đồng bằng ở Việt Nam. Không chỉ có kích thước to lớn, vẻ đẹp của bướm kiếm cũng rất được ưa chuộng trong các bộ sưu tập. Do tình trạng bị săn bắt nhiều mà hiện nay chúng được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. 

Bướm Brahmaea wallichii Gray

Bướm đêm Brahmin hay ngài Brahmin có tên khoa học là Brahmaea wallichii Gray, thuộc họ Brahmaeidae. Sở hữu đôi cánh với họa tiết như da rắn ấn tượng, sải cánh của bướm Brahmin trưởng thành có thể đạt 17cm. Cánh của chúng được trang trí các hoa văn, họa tiết đặc biệt như vậy được cho là hình thức ngụy trang hòa lẫn với môi trường sống trong rừng, dưới tán rừng. Vì có hình thái đẹp, kích thước lớn nên giá trị thẩm mỹ và thương mại của chúng cũng tăng cao và là đối tượng thường bị săn bắt và sưu tầm.

các loài bướm ở việt nam

Bướm Prioneris philonome (Boisduval)

Bướm cánh nhọn gốc đỏ có tên khoa học Prioneris philonome (Boisduval), họ bướm Cải Pieridae. Bướm Boisduval chủ yếu sống trong rừng và chúng thường bay xuống vũng nước hoặc những nơi ẩm ướt gần bờ suối để hút chất khoáng. Trong các loài bướm ở Việt Nam thì bướm cánh nhọn gốc đỏ có kích thước khá lớn với sải cánh 70-85mm. Có khá ít tài liệu miêu tả về loài bướm cánh nhọn gốc đỏ quý hiếm này.

các loài bướm ở việt nam

Bướm trắng Actias maenas

Loài bướm này có tên khoa học đầy đủ là Actias maenas là một loài bướm đêm trong chi Actias thuộc họ Saturniidae, chúng còn được gọi là bướm đêm mặt trăng hay ngài trăng meanas. Vì thuộc dòng họ ngài Hoàng đế Saturniidae mà ngài trăng meanas có kích thước lớn, chúng có đuôi rất dài và họa tiết vân đẹp mắt. Bướm đực có màu vàng và nâu tía đuôi dài trong khi con cái có màu xanh. Tương tự top 11 các loài bướm ở Việt Nam đẹp và quý khác, ngài trăng meanas có hình thái đẹp, có giá trị thẩm mỹ nên là đối tượng sưu tầm và săn bắt cao.

các loài bướm ở việt nam

Vừa rồi là thông và hình ảnh của top 11 các loài bướm ở Việt Nam quý hiếm và đẹp nhất mà Vệ Sinh Nhà 247 tổng hợp được. Với bài viết trên, hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích về các loài bướm ở Việt Nam cho bạn đọc!

Ngày cập nhật: 07/01/2024