Kiến là loài vật rất phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có số lượng cá thể nhiều nhất trong các loại côn trùng hiện nay. Hầu hết các loài kiến ở Việt Nam có số lượng đông đảo và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nên chúng ta khi tìm hiểu về loài kiến và biết được tập tính sinh hoạt của chúng sẽ phần nào giúp ích trong việc loại trừ loài côn trùng này.
Các loài kiến thường gặp ở Việt Nam
Kiến đen
Một trong các loài kiến ở Việt Nam mà chúng ta hay bắt gặp nhất chính là kiến đen. Loài kiến này có màu sắc đen và bóng, chiều dài khoảng 2,5 đến 3mm. Ban đầu khi còn là ấu trùng thì kiến đen có màu trắng, dần dần phát triển thành nhộng thì có màu trắng kem và khi trưởng thành mới chuyển sang màu đen nhánh. Ở loài kiến này có một điều đặc biệt là trứng thụ tinh sẽ trở thành con cái, còn trứng không thụ tinh sẽ trở thành con đực.
Kiến đen trưởng thành có 3 phần thân rõ ràng gồm: đầu, ngực và bụng, thường bị thu hút bởi thức ăn hoặc rác thải… Bên cạnh đó, kiến đen mang mầm bệnh của bệnh khuẩn salmonella nên chúng ta cần tìm ra tổ của chúng đề xử lý chính là cách kiểm soát hiệu quả nhất.
Kiến hôi
Kiến hôi hay còn gọi là kiến riệng, là một trong các loài kiến ở Việt Nam gây khó chịu cho con người nhất bởi chúng tiết ra mùi hôi khó ngửi và còn ăn rất nhiều các loại thức ăn trong nhà, đặc biệt là các thực phẩm có đường như bánh kẹo, trái cây, sữa… . Loài kiến này thường có màu nâu hoặc đen, có 6 chân và râu có đến 12 đốt. Kiến hôi cần từ 34 đến 38 ngày để phát triển cho đến giai đoạn trưởng thành và sống rất lâu.
Kiến ba khoang
Thực tế kiến ba khoang không phải là họ nhà kiến mà là một loại bọ cánh cứng. Tuy nhiên vì có hình dạng giống kiến nên được gọi là kiến ba khoang. Loại kiến này có 3 khúc màu rõ rệt trên thân nên khá dễ nhận biết, sinh sống chủ yếu trên các đồng ruộng và cả các khu sinh hoạt, nhà ở của con người.
Kiến ba khoang có thể tiết ra một loại chất độc gây phồng, rộp da mang đến cảm giác ngứa, rát và tổn thương da tương đối nghiêm trọng. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, bạn cần tuyệt đối bình tĩnh dùng giấy loại bỏ chúng khỏi cơ thể; nếu lỡ tay đập chúng trên da, phải ngay lập tức rửa khu vực da bị tiếp xúc với nước sạch và tới cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
Kiến lửa
Kiến lửa cũng là một trong các loài kiến trong nhà xuất hiện khá phổ biến. Chúng có bụng màu sẫm, đầu và thân màu nâu đồng và có râu. Khi trưởng thành, kiến thợ tìm kiếm nguồn thức ăn là xác động vật như côn trùng, giun đất và cả các loài động vật có xương sống. Ngoài ra, kiến lửa thường sống trong tổ là một ụ đất cao đến 40cm, khi có tác động lên tổ của chúng thì kiến lửa sẽ phản ứng khá “hung hăng” và có thể đốt rất đau.
Kiến thợ mộc
Kiến thợ mộc thường sinh sống ở những khu vực có khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp nên đây được coi là một trong các loài kiến ở Việt Nam không dễ để thấy được. Chúng có màu đen với một vài điểm nhấn màu đỏ, bàn chân đơn với phần ngực cong trông khá “kiêu ngạo”.
Kiến thợ mộc thường sống trong gỗ ẩm ướt, chủ yếu kiếm ăn vào ban đêm với thức ăn chủ yếu là dịch ngọt từ cây, nước trái cây và cả xác côn trùng. Mặc dù sống trong gỗ và đi qua các đường mòn cửa sổ nhưng kiến thợ mộc lại không ăn gỗ, chỉ bị thu hút bởi các chất ngọt, chất béo và thịt, dầu mỡ. Kiến thợ mộc cũng có thể cắn trong trường hợp bị đe dọa.
Kiến đường
Một loài kiến thường bị chúng ta tưởng nhầm là mối chính là kiến đường. Kiến đường dài khoảng ⅛ inch, có 6 chân và 2 gai ở phần lưng; râu có 12 đốt và phần đầu to có 3 đốt. Kiến đường ăn tất cả mọi thứ và có thị lực rất tốt vì đặc tính kiếm ăn vào ban đêm. Chúng thường chọn những bãi cỏ hay dưới các tảng đá, tấm ván… để xây tổ. Kiến đường sinh sống theo đàn mà mỗi đàn không chỉ có một kiến chúa.
Kiến cắt lá
Kiến cắt lá là 1 trong các loài kiến lớn nhất tại Việt Nam. Loài kiến này thường xuyên mang theo những mảnh lá cắn dở theo người, chủ yếu có màu nâu hoặc đỏ. Kiến cắt cá có đôi chân rất dài, có 3 gai nên trông khá nổi bật và độc đáo, không dễ bị nhầm lẫn với bất cứ loài kiến nào.
Chúng ta có thể tìm thấy kiến cắt lá và tổ của chúng ở những khu vực sân vườn có nhiều cây cỏ và đất ẩm. Đặc biệt, kiến cắt lá có kích thước khác nhau, thường ăn các loại nấm và lá cây.
Những câu hỏi về các loài kiến
Nguồn thức ăn của kiến là gì?
Trên thế giới nói chung và các loài kiến ở Việt Nam nói riêng có vô vàn loài kiến khác nhau, vậy nên thức ăn của mỗi loài kiến cũng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loài kiến trên thế giới đều ăn các nguồn thực phẩm sau đây:
- Thịt và protein
- Trái cây và đường
- Hạt và mầm cây
- Một số loại nấm
- Ăn thịt đồng loại
- …
Vòng đời của kiến như thế nào?
Cuộc đời của một con kiến đều trải qua 4 giai đoạn phát triển cũng như lột xác:
- Giai đoạn trứng: Kiến chúa ấp trứng trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi trứng kiến nở thành ấu trùng, kiến thợ sẽ chăm sóc ấu trùng kiến và mớm thức ăn theo từng cữ đã được định sẵn.
- Giai đoạn ấu trùng: Bề ngoài ấu trùng kiến có màu trắng trong suốt, khá giống giun đất và chuyển dần sang trắng đục. Thời gian này ấu trùng dần phát triển, hình thành đầy đủ các bộ phận như đầu, râu, chân… và mất khoảng 3 tuần để chuyển thành nhộng.
- Giai đoạn nhộng: Khi chuyển thành nhộng, chúng sẽ không ăn uống trong 2 đến 3 tuần và hoàn toàn nằm yên; một số loài khác sẽ có kén bao quanh bên ngoài. Đây cũng là giai đoạn quan trọng khi kiến chúa quyết định xem con nào sẽ trở thành kiến chúa non, kiến cái, kiến lính hay kiến đực.
- Giai đoạn trưởng thành: Lúc này kiến đã phát triển cơ thể hoàn chỉnh, kiến thợ thì bắt tay ngay vào công việc chăm sóc trứng hoặc đi kiếm ăn; còn kiến chúa non vẫn được kiến thợ chăm sóc và chờ đến ngày rời tổ.
Vì sao kiến hay đi thành hàng?
Các loài kiến không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giời đều có tập tính di chuyển thành hàng bởi chúng có số lượng rất đông, trên đường kiếm ăn sẽ có một con tiết ra chất hóa học pheromone – là chất riêng của mỗi đàn kiến giúp phân biệt với các đàn kiến khác. Những con kiến còn lại trong tổ nhờ vào vệt pheromone này có thể tìm được đúng đường và xác định đúng vị trí của thức ăn cũng như đường trở về tổ. Đây chính là lý do chính khiến kiến có xu hướng đi thành hàng.
Ngoài ra, việc đi thành hàng cũng giúp các con kiến trong đoàn tiếp xúc cơ thể với nhau để dễ dàng phát hiện ra con kiến của đàn khác và sẵn sàng xua đuổi ngay lập tức.
Trong bài viết hôm nay, Vệ Sinh Nhà 247 đã gửi đến bạn những tập tính cũng như đặc điểm của các loài kiến ở Việt Nam cũng như trả lời một số câu hỏi về các loài kiến này. Hy vọng rằng bài viết tìm hiểu về loài kiến này sẽ hữu ích với bạn và nếu bạn đang muốn xử lý côn trùng trong nhà, hãy liên hệ ngay với Vệ Sinh Nhà 247 qua hotline 09 1984 37 39 để được tư vấn nhé.