Ngày nay, chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam ta đã được cải tiến thiết kế với nhiều kiểu dáng và nhiều chất liệu khác nhau.Vì vậy, để giữ cho áo dài luôn bền đẹp và không bị mất form, bạn cần phải biết cách bảo quản và giặt áo dài hợp lý. Dưới đây, Vệ Sinh Nhà 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách giặt áo dài và những lưu ý khi bảo quản để giúp áo dài không bị phai màu.
Cách giặt áo dài bằng tay cho từng chất liệu vải
Áo dài nhung
Áo dài được may từ vải nhung sẽ giúp tôn lên vẻ quý phái và sang trọng cho người mặc. Tuy nhiên, để tránh làm mất màu, mất độ bóng và hỏng vải, bạn không nên giặt áo dài nhung bằng máy giặt và thực hiện theo cách giặt áo dài bằng tay sau đây:
- Bước 1: Ngâm áo dài vào dung dịch nước lạnh và cho một ít bột giặt lên phần áo có vết bẩn.
- Bước 2: Dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ lên vết bẩn nhiều lần đến khi vết bẩn được làm sạch.
- Bước 3: Xả nhiều lần với nước lạnh cho áo dài sạch xà phòng. Đồng thời để áo dài ráo nước, bạn chỉ nên ấn nhẹ để ép nước ra, tránh việc vắt áo dài quá mạnh.
- Bước 4: Giũ áo dài trước khi phơi và phơi áo dài nhung ở nơi thoáng mát, tránh phơi ngoài nắng to.
- Bước 5: Khi áo đã khô, dùng tay hoặc que gỗ đập nhẹ vào áo dài để giúp tà áo phẳng phiu và không bị nhăn. Sau đó treo áo dài vào tủ đồ, nhớ đặt túi chống ẩm để tránh áo dài bị ẩm mốc.
Lưu ý khi giặt và bảo quản áo dài nhung:
- Không giặt áo dài nhung bằng máy giặt vì dễ làm giãn áo, phai màu và sờn vải nhung.
- Nên bảo quản áo dài nhung ở nơi khô thoáng, hoặc định kỳ treo áo ra bên ngoài để giúp áo không bị ẩm.
- Không sử dụng long não để hút ẩm cho vải nhung, vì thời gian dài có thể làm vải nhung bị ngả màu.
- Chỉ phơi áo dài nhung ở nơi râm thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để áo nhung có thể giữ màu và bền hơn.
Áo dài phi bóng
Áo dài phi bóng được làm từ loại vải chứa nhiều poly nên có đặc điểm không thấm hút mồ hôi và bề mặt rất dễ bị trầy xước khi có tác động mạnh từ bên ngoài.
Nếu giặt áo dài phi bóng bằng máy giặt, bạn nên chọn chế độ giặt nhanh, sử dụng nước giặt với lượng nước nhiều để giảm ma sát cho áo khi giặt.
Nếu áo dài phi bóng có trang trí kim tuyến, hạt cườm… Bạn nên chọn cách giặt áo dài bằng tay để tránh tình trạng bong tróc hoa văn và giúp giữ bề mặt áo dài luôn bóng sáng.
Đối với các vết bẩn trên bề mặt áo dài phi bóng, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh hoặc cồn 90 độ để tẩy sạch. Tránh sử dụng bàn chải hoặc dụng cụ vật nhọn khi giặt áo dài để tránh làm trầy xước áo.
Áo dài satin
Vải satin với đặc điểm có bề mặt ngoài sáng bóng, mỏng mềm và ít bám bụi, tuy nhiên chất liệu vải này lại rất dễ bị xước và rách và dính màu khi sử dụng nên cần được giặt riêng biệt và giặt bằng tay.
- Bước 1: Giặt áo dài satin trong nước ấm có pha amoniac hoặc nước giặt không có tính tẩy mạnh.
- Bước 2: Vò nhẹ nhàng để làm sạch áo, không dùng lực mạnh vì sẽ dễ làm áo dài bị rách và trầy xước.
- Bước 3: Nhúng áo dài satin và nước xả vải loãng hoặc dung dịch giấm đường, rồi xả lại với nước lạnh.
- Bước 4: Ấn nhẹ để ráo bớt nước, sau đó treo lên phơi ở nơi râm mát để áo tự khô dần.
Lưu ý về cách giặt áo dài satin:
- Trong đợt giặt lần đầu khi mới mua áo dài satin về, bạn nên giặt sơ áo với nước muối loãng để giữ được màu áo lâu hơn.
- Không phơi áo dài satin dưới ánh nắng trực tiếp vì rất dễ làm sờn và mất màu áo.
Áo dài lụa
Chất liệu lụa rất dễ bị giãn, co rút và trầy xước, vì vậy để giữ áo dài chuẩn dáng, bạn nên thực hiện giặt áo dài lụa bằng tay với các bước sau:
- Bước 1: Ngâm áo dài lụa vào dung dịch xà phòng và nước ấm trong khoảng 3 – 4 phút. Sau đó, vò nhẹ nhàng để loại bỏ vết bẩn trên áo.
- Bước 2: Ngâm áo trong dung dịch xả vải lành tính hoặc trong nước giấm loãng để làm sạch xà phòng trên áo dài nhanh chóng và giữ được độ bóng cho vải lụa.
- Bước 3: Xả lại áo dài lụa với nước lạnh rồi bóp nhẹ bớt nước, cách này giúp vải lụa giữ màu lâu hơn.
- Bước 4: Để áo dài lụa khô nhanh hơn, bạn nên trải áo lên một chiếc khăn cotton, khăn sẽ giúp hút nước bên trong áo nhanh hơn mà không làm áo dài bị nhăn.
- Bước 5: Phơi áo ở nơi thoáng mát, không nên phơi áo dài lụa dưới nắng vì nhiệt độ cao có thể làm phai màu vải và gây hỏng cấu trúc áo.
Lưu ý: Sử dụng nước ấm vừa phải khi giặt áo dài lụa, vì lụa rất nhạy nhiệt độ và dễ bị co rút hoặc giãn do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Áo dài gấm
Vải gấm cũng là loại vải nhạy cảm với nhiệt và rất dễ bị phai màu, vì vậy tuyệt đối không nên giặt áo dài gấm bằng máy giặt. Bạn chỉ nên sử dụng cách giặt áo dài bằng tay hoặc giặt khô để áo dài được bền đẹp hơn.
Khi giặt tay, bạn nên giặt áo trong nước có nhiệt độ 30 độ. Nếu nước quá nóng, áo sẽ phai màu và mất đi độ bóng. Còn khi dùng nước quá lạnh lại dễ khiến áo bị co rút.
Ngoài ra, để giữ dáng mà màu áo dài gấm, khi phơi hoặc ủi, bạn nên lộn ngược áo lại. Sử dụng chế độ ủi cho vải lụa và đặt một chiếc khăn mòng lên áo dài gấm trong khi ủi.
Áo dài có thể giặt bằng máy giặt không?
Áo dài thường được may bằng các chất liệu mỏng nhẹ để tôn lên vẻ mềm mại duyên dáng của người phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đó, những loại vải may áo dài lại rất dễ bị phai màu và trầy xước, vì vậy giặt áo dài bằng tay là cách giặt được khuyến khích giúp giữ áo dài đẹp bền lâu hơn.
Tuy nhiên, vẫn có một số chất liệu vải áo dài có thể giặt bằng máy giặt như áo dài phi bóng, áo dài vải như áo dài học sinh. Hiện nay, cũng có nhiều thương hiệu máy giặt đã thêm chế độ giặt áo dài vào chương trình giặt. Nếu bạn là người thường xuyên phải mặc áo dài và muốn dùng cách giặt tiện lợi nhất, thì nên chọn mua một máy giặt có chế độ giặt áo dài để giúp làm giảm hư tổn cho chất liệu vải khi giặt nhé!
Xem thêm:
Cách giặt áo dài bằng máy giặt đúng cách
Để giúp áo dài hạn chế bị phai màu và trầy xước khi giặt bằng máy giặt, bạn nên thực hiện cách giặt áo dài theo sau đây:
- Bước 1: Cho áo dài vào túi giặt để giảm bớt ma sát trong quá trình giặt, giúp áo dài không bị trầy xước hoặc vướng rách.
- Bước 2: Nên giặt riêng áo dài khỏi các loại quần áo khác, nhất là áo có màu đậm, vải dày để tránh áo dài bị dính màu và sờn vải.
- Bước 3: Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng nhất và giặt với nhiệt độ nước khoảng 30 – 40 độ, giúp áo dài không bị co rút, giữ được phông dáng cho áo.
- Bước 4: Dùng nước xả vải và nước giặt dịu nhẹ để tránh làm mất màu và gây bào mòn sợi vải của áo dài.
Những lưu ý về các vết bẩn trên áo dài
- Giặt ngay khi áo dài bị bám bẩn: Các vết bẩn dính càng lâu sẽ càng khó làm sạch và gây bào mòn, xỉn màu vải. Vì vậy, bạn nên giặt áo dài ngay khi vừa mặc xong, đặc biệt đối với chất liệu vải gấm, tơ lụa.
- Dùng chanh, giấm hoặc baking soda để loại bỏ đốm vàng: Khi áo dài xuất hiện các đốm vàng xỉn màu do mồ hôi, khí ẩm gây ra, bạn nên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có chứa lượng axit như giấm, chanh và baking soda để ngâm tẩy an toàn, sau đó giặt sạch áo dài lại với nước giặt.
- Sử dụng chất tẩy thiên nhiên hoặc chất tẩy lành tính: Chất liệu vải áo dài rất dễ bị ăn mòn và mất đi độ mềm mại nếu sử dụng các thuốc tẩy mạnh.
- Xả lại áo dài với nước xả vải dịu nhẹ: Nước xả vải giúp trung hòa lượng xà phòng nhanh chóng và giúp làm mềm sợi vải, lưu hương lâu dài.
Cách phơi ủi áo dài
- Không phơi áo dài dưới ánh nắng trực tiếp: Ánh nắng mặt trời có thể hỏng cấu trúc sợi vải, gây mất phông dáng và làm phai màu và giảm độ bóng của áo dài. Vì vậy, chỉ nên phơi áo dài ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Không dùng lực vắt áo dài sau khi giặt xong, chỉ nên bóp nhẹ và đặt áo lên khăn cotton để áo khô bớt nước.
- Ủi áo dài khi áo còn ẩm: Nên ủi áo dài khi còn ẩm hoặc bằng bàn là hơi nước và với nhiệt độ thấp để tránh làm áo dài bị khô cứng và giãn nở do nhiệt. Nếu sử dụng bàn ủi thông thường, bạn nên lộn phần trong áo dài ra ngoài và đặt một tấm vải ướt lên áo dài trong khi ủi.
Cách bảo quản áo dài không bị sờn và phai màu
- Đặt áo dài trong tủ quần áo và đặt thêm túi hút ẩm để tránh làm áo dài bị ẩm mốc
- Không bảo quản áo dài trong trong bọc nilon, vì trong một thời gian, áo dài sẽ dễ bị ngả màu và ố vàng.
- Nên ủi thẳng áo dài trước khi đem đi cất vào tủ quần áo để tránh gây nhăn nhúm, hằn nếp nhăn trên áo dài.
- Sau nhiều ngày không sử dụng, nên phơi áo dài ra bên ngoài khu vực thoáng mát rồi đặt lại vào tủ để giúp áo dài được khô thoáng.
Xem thêm:
Mong rằng những cách giặt áo dài do Vệ Sinh Nhà 247 chia sẻ trên bài viết này sẽ giúp bạn bảo quản áo dài hiệu quả hơn. Để tìm hiểu thêm các mẹo hay trong đời sống, bạn hãy theo dõi ngay các bài viết tiếp theo của Vệ Sinh Nhà 247 nhé!
Ngày cập nhật: 07/01/2024