Việc vệ sinh máy lạnh định kỳ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn bám vào bộ lọc và dàn nóng, lạnh của máy lạnh, giúp tăng hiệu quả làm mát, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và tăng tuổi thọ cho máy lạnh. Vậy cách vệ sinh máy lạnh như thế nào là đúng cách và không làm ảnh hưởng xấu đến máy lạnh? Hãy cùng Vệ Sinh Nhà 247 giải đáp trong bài viết này nhé!
Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi vệ sinh máy lạnh
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như sau:
- Máy bơm tăng áp: Dùng để xịt rửa các khe kim loại mà tay không thể vệ sinh được.
- Bạt vệ sinh và áo trùm vệ sinh: Dùng để chứa bụi bẩn khi xịt rửa. Lưu ý chiều dài của túi phải tương đương với chiều dài của máy lạnh để không bị vấy bẩn ra bên ngoài khi hứng nước.
- Dung dịch vệ sinh: dùng để làm sạch máy lạnh hiệu quả hơn
- Một số vật dụng khác: khăn lau, tua vít, thang nhôm, găng tay, đồng hồ đo gas…
Cách vệ sinh máy lạnh treo tường tại nhà
Bước 1: Kiểm tra khu vực dàn lạnh và vệ sinh cục nóng trong máy lạnh
Kiểm tra toàn bộ hệ thống máy lạnh như dàn lạnh và cục nóng và đảm bảo bên trong máy lạnh không chứa vật thể lạ như đinh ốc, xác côn trùng, tóc… Nếu có thì bạn hãy lấy chúng ra không để không gây nghẹt hệ thống máy lạnh.
Kiểm tra mối nối gas và các mối nối điện có còn tốt hay không, để đảm bảo không gây nguy hiểm cho gia đình trong khi sử dụng.
Bước 2: Tháo và rửa sạch lưới lọc
Tháo lưới lọc từ máy lạnh ra và ngâm chúng trong nước khoảng 10 phút để bụi bẩn bám dính lâu ngày phân rã. Sau đó sử dụng vải sạch hoặc cọ để vệ sinh lưới lọc và để cho khô ráo.
Bước 3: Vệ sinh cánh quạt và khoang chứa trong máy lạnh
Đối với cánh quạt và khoang chứa, hãy sử dụng dung dịch vệ sinh máy lạnh chuyên dụng để có thể tiết kiệm công sức và đạt hiệu quả làm sạch cao nhất. Xịt nhẹ dung dịch vệ sinh vào các khe kim loại, để ngâm 10 đến 15 phút rồi lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm mềm. Lưu ý không xịt vào các bo mạch điện tử để tránh bị rò rỉ điện
Bước 4: Lắp đặt lại lưới lọc máy lạnh
Trước khi đặt lại lưới lọc, bạn hãy đảm bảo máy lạnh đã khô nước. Tại các vị trí bị đọng nước hoặc ẩm ướt, bạn nên sử dụng khăn mềm khô lau nhẹ nhàng và sau đó tiến hành lắp lại lưới lọc cho máy lạnh. Sau khi đã ráp xong phần nắp máy lạnh, hãy dùng khăn lau phía bên ngoài máy lạnh để máy lạnh trông sạch sẽ và sáng bóng hơn nhé.
Xem thêm:
Bước 5: Khởi động máy lạnh, vận hành thử sau khi vệ sinh
Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn hãy bật máy lạnh lên để cảm nhận nhiệt độ của máy lạnh có đạt chuẩn, hệ thống máy lạnh có chạy êm không.
Một mẹo nhỏ cho bạn là nếu hệ thống chạy êm mà máy lạnh không lạnh là có thể đang bị thiếu gas đấy. Bạn hãy gọi cho đơn vị dịch vụ rửa máy lạnh đến bơm gas cho bạn nhé!
Cách vệ sinh máy lạnh âm trần chi tiết
So với máy lạnh treo tường, các vệ sinh máy lạnh âm trần có phần phức tạp hơn.
Cách vệ sinh cho máy lạnh âm trần đối với dàn lạnh
Bước 1: Tháo lưới lọc của máy lạnh ra và lau sạch tương tự như máy lạnh treo tường.
Bước 2: Kiểm tra bo mạch của máy có bị hư hại hay ẩm ướt không. Nếu bo mạch khô ráo thì sử dụng chổi nhỏ quét sạch bụi xung quanh. Nếu có, hãy sấy khô rồi quét bụi.
Bước 3: Sử dụng bình xịt rửa chuyên dụng cho dàn lạnh, lưới lọc và các bộ phận trong máy. Lưu ý khi xịt tránh để nước dính vào bo mạch và treo bạt ở những góc hứng nước.
Bước 4: Lau khô các bộ phận bằng khăn mềm rồi lắp lại.
Cách vệ sinh cho máy lạnh âm trần đối với dàn nóng
Bước 1: Tháo lưới lọc của dàn nóng để có thể dễ dàng vệ sinh các bộ phận bên trong hơn. Sử dụng bình xịt chuyên dụng để rửa dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng, túi lọc loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: Xịt rửa khu vực bên ngoài dàn nóng và hong khô.
Bước 3: Lặp đặt lại hoàn thiện.
Xem thêm:
Những lưu ý cần tuân thủ trong quá trình vệ sinh máy lạnh
Ngoài thực hiện đúng quy trình trong cách vệ sinh máy lạnh như trên, để tránh làm hỏng máy lạnh và kéo dài tuổi thọ cho máy, bạn cần lưu ý và thực hiện thêm các điều sau:
- Khi thực hiện vệ sinh điều hòa cần tránh dùng lực phun nước mạnh nhất là ở gần vị trí có bảng mạch. Bởi vì chúng có thể làm ảnh hưởng và làm hư hại cho bo mạch.
- Không nên để dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp nhiều với mưa gió hay ánh nắng mặt trời sẽ dễ làm cho bo mạch bị hư hỏng.
- Nên lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép (không thể để kín tuyệt đối) với những máy lạnh có xài van.
- Kiểm tra tình trạng đường ống và van xem có bị rò rỉ hay không để hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng hệ thống máy.
Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của điều hoà
Nên vệ sinh máy lạnh định kỳ bao lâu 1 lần
Tùy theo công suất hoạt động của từng máy lạnh mà thời gian vệ sinh định kỳ sẽ khác nhau.
- Đối với máy lạnh sử dụng trong công ty, văn phòng, nhà hàng: Trung bình 3 tháng hoặc 1-2 tháng nên vệ sinh máy lạnh một lần.
- Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy sản xuất: Nên thực hiện vệ sinh máy lạnh trung bình 1 tháng/lần. Vì máy lạnh ở các khu vực này thường hoạt động 24/24 để phục vụ công việc và môi trường ở nơi đây thường chứa nhiều bụi bẩn hơn. Bên cạnh đó, số lượng người trong các nhà máy xí nghiệp nhiều nên tần suất sử dụng máy lạnh luôn ở cường độ cao.
- Đối với hộ gia đình, căn hộ, nhà phố: Trung bình nên vệ sinh máy lạnh khoảng từ 3-4 tháng/lần nếu hay mở thường xuyên. Nếu mở ít thì 6 tháng/lần.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh máy lạnh cho máy lạnh treo tường và máy lạnh âm trần. Nếu bạn đang cần một đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh máy lạnh uy tín, hãy liên hệ ngay với Vệ Sinh Nhà 247 để được tư vấn nhé!
Ngày cập nhật: 07/01/2024