Tết đến xuân về cũng là lúc sắc vàng tươi của hoa mai, sắc hồng rực của hoa đào tràn ngập khắp các con phố, ngõ nhỏ. Tuy nhiên để cây mai nở đẹp, tươi lâu vào đúng ngày tết thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay, hãy để Vệ Sinh Nhà 247 bật bí cho bạn cách chăm sóc mai sau tết để những năm sau bạn có thể trưng lại sao cho đẹp nhất nhé.
Cách chăm sóc cây mai vàng các ngày Tết
Cây mai trong chậu
Những cây mai được trồng trong chậu và trưng bày trong nhà hoặc sảnh sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, dẫn đến lá và hoa mai không quang hợp được nhiều khiến cho lá cây mỏng dần, màu xanh nhạt, cành cây cũng sẽ mảnh và yếu hơn. Bên cạnh đó, nhiều người không biết cách chăm mai nên chỉ tưới một chút nước, không chăm sóc kỹ càng dẫn đến trường hợp cây mai không thể ra hoa vào năm sau.
Để cây mai ra nhiều hoa, hoa khỏe, cách chăm sóc cây mai sau tết bạn cần:
- Chọn đất trồng mai sao cho thật tơi xốp, giữ ẩm.
- Chọn loại chậu làm từ xi măng, sành hoặc đất nung để thoát nước tốt, tránh để cây bị ngập úng.
- Khi trồng cây mai vào chậu, hãy lưu ý đặt rễ mai cách đáy chậu ít nhất 20cm để giúp phần rễ có không gian để phát triển, dưới đáy chậu có thể lót một lớp sỏi để tăng khả năng thoát nước cho cây.
- Nên tưới nước cho chậu mai hằng ngày, bằng cách xịt tia nước nhỏ lên khắp tán lá mai mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều.
- Sử dụng phân bón hữu cơ trộn đều với đất trước khi trồng cây mai vào chậu, sau đó tưới nước để cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Cây mai trồng ngoài sân
Để cây mai trồng ngoài sân ra hoa đúng vụ và khỏe mạnh, bạn cần thực hiện như sau:
- Lựa chọn vị trí có nắng sáng và gió thoáng, phần đất tơi xốp và ẩm nhẹ giúp kích thích quá trình ra hoa mai.
- Tưới nước cho cây mai mỗi ngày một lần vào buổi sáng, đặc biệt chú ý trong thời tiết khô hanh nhưng cũng tránh để cây gặp tình trạng ngập nước.
- Để năm sau cây ra hoa đúng vụ, bạn nên cắt tỉa bớt phần rễ cũng như các cành cây già yếu cùng ngọn nhánh mai, bón phân hữu cơ chứa nhiều khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển của cây.
- Việc kiểm tra sâu bệnh thường xuyên cũng sẽ giúp sớm phát hiện và có phương pháp phù hợp trước khi cây yếu và chết.
Cách chăm sóc mai sau tết đúng cách chi tiết
Bước 1: Tỉa cành
Bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc mai vàng sau tết chính là cắt tỉa những cành phụ. Sau khi đã chuyển chậu mai ra ngoài và đặt trong bóng râm, bạn sử dụng kìm bấm cây chuyên dụng để cắt bỏ đi những phần nụ, hoa và các cành dài. Tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của cây mai cũng như sở thích và không gian đặt cây, bạn có thể cắt tỉa sao cho phù hợp, thông thường sẽ phải cắt bỏ ⅓ số lượng cành trên cây.
Tiếp tục pha đều hỗn hợp gồm 1 thìa phân đạm (Phân ure) với 10 lít nước sạch, cho vào bình xịt và phun đều lên tán lá cũng như tưới quanh gốc cây. Khi thấy cây có dấu hiệu hồi sức, bạn hãy đưa cây ra nắng để giúp kích thích phần lá và chồi lên nhanh hơn. Bước thực hiện này không chỉ là cách chăm sóc mai sau tết giúp tạo lại tán lá cho cây, giúp các chồi non phát triển thành lá và nụ.
Bước 2: Vệ sinh cây mai
Sử dụng vòi phun nước mạnh, hướng đầu vòi về phía thân cây để nước cuốn trôi đi tất cả nấm mốc và rêu mọc xung quanh. Hoặc nếu không có vòi xịt, cách dưỡng mai sau tết hiệu quả nhất chính là dùng túi nilon che phần gốc và rễ cây, sử dụng phân ure pha đặc để phun vào thân sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nấm mốc gây hại cho cây. Nếu thân cây vẫn chưa hoàn toàn sạch sẽ, bạn có thể sử dụng bàn chải mềm và chà nhẹ nhàng nhiều lần lên đó là được. Cách trồng mai sau tết này được rất nhiều chủ vườn chuyên nghiệp áp dụng.
Quy trình chăm dưỡng mai vàng theo từng tháng
Giai đoạn tháng 1 – tháng 5
- Tháng 1 – Tháng 3: Cây mai sau khi đã chưng tết xong, hãy mang chậu cây ra bên ngoài, đặt ở nơi có bóng râm và thoáng đãng, tránh nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm lá cây bị cháy. Sau đó, hái hết phần hoa và nụ, chỉ chừa lại lá non, đến rằm tháng Giêng có thể tiếp tục ngắt tàn, thay đất, cắt bớt phần rễ già để cây dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Giai đoạn này bạn có thể sử dụng phân bón NPK và phân lân để giúp cây mai hồi phục và sinh trưởng mạnh hơn.
- Tháng 3 – Tháng 4: Bón thêm phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học và hóa học để bổ sung đạm cho cây. Đồng thời, hãy thường xuyên kiểm tra nấm bệnh và tỉa bỏ bớt những cành hư để tạo độ thoáng cho cây, giúp cây có không gian để phát triển.
- Tháng 4 – Tháng 5: Khi cây đã phát triển ổn định, lúc này bạn có thể uốn nắn và định dáng cây theo ý muốn.
Giai đoạn tháng 6 – tháng 12
Tháng 6 là thời gian mưa khá nhiều, dễ xuất hiện các bệnh nấm thân cây nên người trồng cần chăm sóc mai vàng thật kỹ và phun thuốc nhằm loại bỏ mầm bệnh, đồng thời cần chú ý tránh để cây bị ngập úng.
Từ tháng 9 trở đi, cây mai sẽ ngừng sinh trưởng và lá cây có thể vàng dần đi. Để cây luôn khỏe và nhiều sức sống, hãy bón phân NPK với Dynamic mỗi tuần 2 lần.
Thời điểm cuối tháng 12 có thể bón thêm một ít phân Úc giúp hoa mai ít bị rụng hơn.
Cách tạo dáng cho cây mai
Cách chăm sóc mai sau tết đúng chuẩn không thể nào thiếu đi bước tạo dáng cho cây mai để gia chủ tiếp tục chơi thêm được nhiều năm sau đó. Một cây mai không chỉ đẹp bởi nhiều hoa, hoa to, cánh căng, màu sắc vàng tươi mà còn gây ấn tượng nếu như có thế đẹp, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.
- Bước 1: Tỉa bớt các cành quá sát nhau trước đó, đồng thời sửa gốc từ khi cây còn nhỏ và dần dần uốn theo các thế đứng, thế nằm, thế nghiêng…
- Bước 2: Khi tạo dáng cho phần gốc cây, người ta thường sẽ cắt gọt, đục đẽo cho lồi lõm, làm lão hóa để tăng thêm tuổi thọ và giá trị của cây.
- Bước 3: Để uốn cành cây, sử dụng những khung sắt đã uốn sẵn rồi dùng dây kẽm cố định để siết chặt thân cây, từ đó theo thời gian thân cây mai sẽ cong theo dáng của khung sắt.
- Bước 4: Tỉa các lá xấu, lá vàng, lá thừa che khuất mặt chính của cây giúp tổng thể thông thoáng, tôn lên nét đẹp của dáng cây mai.
Hướng dẫn bón phân cây mai vàng
Trong suốt cả năm, việc bón phân cho cây sao cho đúng cũng là cách chăm mai sau tết hiệu quả.
- Khi mới trồng cây: cần bón lót bằng cách sử dụng phân chuồng đã đủ trộn với vôi bột cùng lân Đầu Trâu, đặt trong hố hoặc đáy chậu trước khi đặt cây mai vào.
- Sau khi đã trồng cây ổn định: cây bắt đầu ra rễ mới, bạn nên dùng phân NPK tưới mỗi tháng 1 lần, dần dần tăng lượng phân bón, đồng thời khoảng cách cách lần bón phân xa hơn.
- Khi cây đã cho hoa ổn định: bón bổ sung phân hữu cơ hàng năm, kết hợp với tỉa cành và chăm sóc sâu bệnh.
Cách chăm sóc mai sau tết này sẽ giúp cây luôn khỏe, không bị sâu bệnh xâm nhập và luôn cho hoa đúng vụ, hoa nở rực rỡ, to và ít khi bị rụng.
Những lưu ý cần tuân thủ khi chăm sóc mai sau Tết
Để có được những cây mai nở rực rỡ, thân và rễ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nên sử dụng các loại đất trồng cây có phù sa giàu dinh dưỡng, không nhiễm phèn, chua, mặn; có thể trộn thêm cát, xơ dừa hoặc trấu để gia tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho cây
- Không bón phân sau khi vừa thay đất xong sẽ khiến rễ cây không hấp thụ được, thậm chí còn có thể làm cây chết
- Trong mùa mưa, chỉ cần bón một lượng phân nhỏ cho cây mai là đủ
- Thời điểm mưa đầu mùa, mát trời, có sấm sét làm ảnh hưởng đến dáng cây mai đã uốn trước đó do trong không khí và đất khi đó có chất đạm tự nhiên
- Bổ sung hàm lượng kali và đạm trong khi trồng mai là cách chăm cây mai sau tết vô cùng hiệu quả
- Khi cắt tỉa cành phải cắt đều tất cả bởi cành nào không được tỉa sẽ rất dễ bị nấm bệnh, khó có thể cho ra hoa
- Thời điểm sau khi cắt tỉa cành sẽ là lúc cây dễ bị sâu bệnh xâm nhập, có thể dùng thuốc chứa hoạt chất Hexaconazole và Fipronil phun khi cây vừa nhú mầm và cả khi lá cây vừa già
Xem thêm:
Việc chăm sóc một cây mai vàng sao cho cây luôn khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, hàng năm cho ra hoa đúng vào dịp tết không hề khó nếu như bạn biết cách chăm sóc mai sau tết. Hy vọng rằng sau khi đọc xong những chia sẻ của Vệ Sinh Nhà 247, bạn đã có được nhiều thông tin hữu ích và sẽ sở hữu những chậu mai tuyệt đẹp mỗi dịp tết nhé.
Ngày cập nhật: 07/03/2024
- Quy trình vệ sinh công nghiệp đúng chuẩn tổng quát đến chi tiết
- Tìm hiểu về vòng đời của ruồi – Ruồi sống được bao lâu?
- Top 10 công ty vệ sinh công nghiệp Quận 7 giá tốt nhất 2024
- Con nhộng là con gì? Cách chế biến các món ăn từ nhộng tằm
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng đúng chuẩn theo quy định