Mùa hè với những cơn mưa bất chợt, núi rừng lầy lội là điều kiện lý tưởng để côn trùng sinh sôi và hoành hành đặc biệt là loài vắt. Nếu bạn thường xuyên đi rừng hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, thì việc biết về con vắt, cách phòng chống cũng như xử lý khi vắt cắn là rất quan trọng. Cùng Vệ Sinh Nhà 247 tìm hiểu con vắt là con gì? Triệu chứng và cách xử trí khi bị vắt hút máu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Con vắt là con gì? Tìm hiểu chung về con vắt
Vắt là một loài côn trùng có kích thước khá nhỏ, dài và mảnh mai. Bề ngoài của loài vắt trông khá giống con đỉa hay con giun. Chúng có màu sắc khác nhau nhưng hay gặp nhất là màu đen hoặc nâu. Độ dài cơ thể trung bình của vắt rừng là từ 2 – 5cm với những giác bám bao phủ phần đầu và đuôi. Nhờ đó mà vắt có khả năng bám chặt vào da vật chủ rồi hút máu mà nhiều người không hay biết.
Mùa mưa của tháng 5 – 6 là khoảng thời gian vắt rừng xuất hiện nhiều nhất. Chúng thường đi kiếm ăn vào khoảng từ 5 – 8 giờ sáng hoặc 17 – 19 giờ, khi nhiệt độ đã dịu xuống khoảng 26 – 27 độ C. Khi cắn người loài vắt sẽ chọn những chỗ có nhiệt độ cơ thể cao hơn một chút để tiến hành hút máu. Những nơi dễ bị vắt bám nhất là nách, cổ chân, bẹn, sau gối, tai…Vắt bám vào da khá chặt khiến chúng ta khó mà lấy nó ra khỏi người. Trung bình một con vắt sẽ mất đến 20 – 60 phút để hút no máu và nhả con mồi.
Triệu chứng khi bị vắt cắn
Khi bị vắt cắn, đa phần người bị cắn sẽ cảm thấy ngứa và hơi gai nhẹ. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người bị vắt cắn mà không hề hay biết. Nếu bạn thấy ngứa khoảng 2 -3 phút mà không tìm bắt vắt thì chúng sẽ bắt đầu hút máu.
Vắt khi cắn người sẽ tiết ra chất hirudin chống đông máu, do đó khi phát hiện bị vắt cắn, dù bạn có lấy chúng ra khỏi người thì máu vẫn sẽ chảy thêm 10-15p nữa. Bên cạnh đó, chỗ vắt cắn có thể hơi sưng đỏ và cần được xử lý, khử trùng đúng cách.
Cách xử trí khi bị vắt hút máu
Nếu chẳng may bị vắt cắn, hãy xử lý nhanh vết thương theo những bước sau đây:
- Bước 1: Cẩn thận bắt con vắt đang hút máu ra khỏi cơ thể. Lưu ý kiểm tra lại xem còn con vắt nào bám trên người nữa không để loại bỏ chúng hoàn toàn. Nếu vắt bám quá chặt, bạn có thể lấy muối bôi xung quanh vết cắn hoặc dùng lửa, chúng sẽ lập tức nhả ra ngay. Hoặc lấy những vật có cạnh mỏng như giấy, thẻ, hoặc dao nhỏ để gẩy chúng ra.
- Bước 2: Dùng nước muối sát khuẩn để rửa thật sạch vùng da đang chảy máu. Để ngăn máu chảy, bạn hãy dùng tay ấn chặt vào miệng vết thương, sau đó lấy băng gạc y tế băng vết thương lại. Sau mỗi 15-20 phút lại thay băng đến khi vết thương đã đông máu.
- Bước 3: Dùng thuốc bôi Remos IB hoặc Lucas’ Papaw hoặc những loại thuốc bôi côn trùng cắn để giảm ngứa.
Cách phòng chống vắt đơn giản khi đi rừng
Để phòng chống bị con vắt hút máu khi đi rừng, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
- Mặc quần áo dài tay và không được quá rộng vì vắt sẽ dễ dàng chui vào, bám chặt và hút máu bạn. Tốt nhất hãy mặc quần áo ôm sát người, mang tất cao cổ và đi ủng hoặc sử dụng xà cạp chống vắt để che phủ phần tiếp điểm giữa cổ giày và ống quần lại.
- Hạn chế đi vào những khu vực có nhiều hốc cây, tù đọng nước bởi rất có thể bạn sẽ gặp vắt rừng đang rình chờ con mồi ở đó.
- Nên bôi thêm một lớp mỏng thuốc chống côn trùng ở những phần da lộ ra bên ngoài như cổ, tay, chân,…Hoặc dùng vôi pha với nước hoặc tro bếp, sau đó bôi lên phần giày và khu vực gần ống quần để tránh vắt bò vào bên trong giày và quần.
- Không dừng hoặc ngồi lại ở một chỗ quá lâu
- Không đi vệ sinh ở những nơi rậm rạp có nhiều cây
- Luôn chuẩn bị và mang theo những dụng cụ y tế như băng gạc, bông, thuốc khử trùng, nước muối… để xử lý kịp thời trong trường hợp bị vắt cắn.
Việc biết về con vắt là con gì, cách phòng chống cũng như xử trí khi bị vắt cắn là rất quan trọng. Nếu chẳng may bị vắt hút máu, hãy bình tĩnh xử lý vết cắn và đảm bảo rằng bạn sử dụng các phương pháp phù hợp. Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân tránh xa loài vắt mỗi khi đi rừng cũng như xử lý nhanh chóng trong những tình huống khẩn cấp. Theo dõi ngay Vệ Sinh Nhà 247 để cập nhật những bài viết hữu ích nhé!