Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã gặp những con cuốn chiếu ở hầu hết khắp mọi nơi. Cuốn chiếu có độc không và khi bị cuốn chiếu cắn phải làm sao chính là những băn khoăn, thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết này, hãy cùng Vệ Sinh Nhà 247 đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Con cuốn chiếu cắn có sao không?
Bị cuốn chiếu cắn có sao không là thắc mắc của rất nhiều người bởi chúng có hình dạng khá đáng sợ và nhiều chân… Đối với con người thì gần như cuốn chiếu không có hại, tuy nhiên loài vật này lại là phương tiện dẫn vi khuẩn vào nhà. Các loại cuốn chiếu thông thường khá lành tính và không cắn người; Nhiều loại cuốn chiếu chuyên ăn côn trùng hoặc cuốn chiếu khổng lồ sẽ tự vệ khi bị đe dọa hoặc tấn công. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì loại cuốn chiếu này chỉ xuất hiện ở trong rừng hoặc nơi ẩm thấp, tối tăm như hang động, chân núi…
Đối với con người là vậy, còn với cây cối thì cuốn chiếu có hại không? Ngược lại so với con người, đối với cây trồng thì cuốn chiếu lại là người bạn bởi chúng là vi sinh vật phân giải hữu cơ. Phân của cuốn chiếu thải ra giúp đất tơi xốp, tăng lượng mùn hữu cơ, giúp cây trồng thêm tươi tốt. Tuy nhiên người nông dân cũng phải lưu ý nếu cuốn chiếu sinh sống với mật độ cao thì chúng sẽ ăn cả những mầm non và rễ cây gây hại cho cây trồng.
Cuốn chiếu có độc không?
Trong người cuốn chiếu có loại độc tố được tạo thành từ axit clohidric và hidro xyanua với tác dụng đốt cháy và có thể làm ngạt những loài côn trùng. Tuy nhiên lượng độc tố này hầu như không thể làm ảnh hưởng đến con người.
Trong một số trường hợp tiếp xúc trực tiếp với cuốn chiếu đang cuộn tròn lại thì tay bạn có thể dính một chút dịch màu nâu khiến da bị ố vàng trong một thời gian ngắn. Nếu da bạn nhạy cảm thì cũng có thể bị kích ứng với một số triệu chứng phổ biến như:
- Ngứa
- Nổi mụn nước
- Phát ban đỏ
- Bỏng rát
Cách điều trị đúng cách khi bị cuốn chiếu cắn?
Cuốn chiếu rất ít khi cắn người nhưng trong trường hợp bị chúng cắn, bạn có thể làm theo những cách sau:
- Rửa sạch các chất cuốn chiết tiết ra với nước sạch và xà phòng
- Sử dụng đá lạnh chườm lên vết cắn để giảm đau
- Nếu không may tiếp xúc với mắt, bạn cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước muối sinh lý
- Nếu da bị phồng rộp, bạn có thể sử dụng gel lô hội để làm dịu
- Rửa tay thật sạch để tránh vùng tiếp xúc với cuốn chiếu lan rộng ra các vùng da khác
- Làm dịu da và giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin không kê đơn như Benadryl
- Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng như khó thở, nhịp tim nhanh, phát ban lan rộng, sưng mặt hoặc bất tỉnh, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Những cách phòng chống cuốn chiếu vào nhà
Với đặc tính riêng của cuốn chiếu là thích nơi ẩm ướt nên ở những khu vực khô ráo, thoáng mát thì cuốn chiếu không thể sống và sinh sản được. Chính vì vậy, cách phòng chống cuốn chiếu vào nhà đơn giản và hiệu quả nhất chính là luôn giữ nhà cửa sạch sẽ và khô ráo.
- Không để nước mưa chảy vào nhà từ mái, các khe nứt, cửa sổ…
- Sử dụng quạt hoặc điều hòa để làm khô thoáng không gian
- Sau khi lau nhà nên sử dụng máy hút ẩm để sàn nhà mau khô
- Đảm bảo trong nhà không có vòi nước nào bị rò rỉ
- Đảm bảo những khe hở trên tường đều được bịt kín lại
- Không nên xây đường mương dẫn nước mưa sát móng nhà dễ khiến khu vực sinh hoạt ẩm thấp hơn
- Xây dựng các lối thoát nước nhanh
- Khi thấy cuốn chiếu, hãy sử dụng chổi để quét chúng đi
Những cách bẫy cuốn chiếu
Bẫy cuốn chiếu trong vườn
Thức ăn sở trường của cuốn chiếu chính là những mùn, bã thực vật có mùi thơm như vỏ dưới, vỏ chuối, chanh, bưởi hoặc vỏ cam, đặc biệt là những thứ đang trong quá trình phân hủy. Chính vì vậy, nếu nhà bạn có vườn mà lo sợ cuốn chiếu thì có thể dùng vỏ hoa quả để ủ phân hữu cơ trong vòng 15 ngày. Lúc này bạn chỉ cần dùng găng tay lấy một lượng nhỏ để ở góc vườn, cuốn chiếu sẽ bám chặt quanh miếng vỏ cam chỉ sau một đêm.
Khi đó, bạn chỉ cần vứt chúng đi thật xa hoặc tiêu diệt chúng bằng cách đổ ngập nước trong 24 giờ. Lưu ý rằng không nên bẫy quá nhiều bởi cuốn chiếu với số lượng ít sẽ giúp đất tơi xốp, đem lại chất hữu cơ cho cây.
Trị cuốn chiếu bằng thuốc
Nếu như bạn không có thời gian làm những cách bẫy cuốn chiếu thủ công thì có thể sử dụng thuốc hóa học như thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc trừ sâu. Khi thấy cuốn chiếu trên bề mặt, hãy đổ trực tiếp thuốc diệt côn trùng lên để tiêu diệt chúng. Nếu cuốn chiếu ở trong đất thì dù có đổ nhiều thuốc hóa học lên thì tỉ lệ bị tiêu diệt của chúng là khá thấp.
Cách trị cuốn chiếu bằng thuốc này tuy có hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng bạn không nên lạm dụng bởi chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng còn tác động xấu đến cây trồng và vật nuôi.
Vậy là Vệ Sinh Nhà 247 đã cung cấp những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi “Cuốn chiếu có độc không?” cũng như các cách phòng và điều trị khi bị cuốn chiếu cắn. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như tác hại của cuốn chiếu và luôn giữ gìn nhà cửa thoáng mát để ngăn chặn cuốn chiếu bò vào nhà nhé.