10 đánh bóng đồ gỗ tự nhiên sáng bóng nhanh chóng tại nhà

Các món đồ nội thất từ chất liệu gỗ tự nhiên rất được ưa chuộng sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên theo thời gian sử dụng, các đồ dùng nội thất làm bằng gỗ sẽ mất đi độ sáng bóng ban đầu. Với những mẹo vệ sinh đánh bóng đồ gỗ, bảo quản và xử lý đồ gỗ mà Vệ Sinh Nhà 247 đã tổng hợp sau đây, những món đồ nội thất bằng gỗ của nhà bạn sẽ luôn đẹp sáng như mới!

đánh bóng đồ gỗ

Nguyên nhân làm gỗ mất đi độ sáng bóng

Ngoài những nguyên nhân khách quan như do mối mọt, bụi bẩn, do thời tiết nhiệt đới gió mùa với không khí ẩm tại Việt Nam khiến lớp nước sơn bóng của đồ gỗ dễ bị bong tróc. Thì đồ gỗ cũng bị mất đi độ sáng do những nguyên nhân chủ quan trong quá trình sử dụng, bảo quản chưa được cẩn thận như sau:

Bề mặt đồ gỗ có nhiều vết trầy xước

Những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày hay vệ sinh đồ gỗ chưa đúng cách khiến gỗ bị va chạm nhiều với những đồ vật khác. Nhất là những vật nhọn hay kim loại sẽ khiến bề mặt gỗ có nhiều vết trầy xước, trông bị cũ kỹ và mất đi giá trị thẩm mỹ ban đầu.

Bề mặt đồ gỗ có nhiều vết trầy xước

Thường xuyên đặt vật nặng lên trên đồ gỗ

Không chỉ những đồ vật nhọn khiến gỗ trầy xước mà những vật nặng khi đặt lên bề mặt gỗ thường xuyên cũng để lại những vết hằn, làm bề mặt gỗ nhanh xuống cấp, không đều màu và khó khôi phục lại như ban đầu.

Thường xuyên đặt vật nặng lên trên đồ gỗ

Lạm dụng hoá chất khi vệ sinh đồ gỗ

Khi 2 nguyên nhân chủ quan trên là thói quen vô ý khi sử dụng đồ gỗ. Thì nguyên nhân thứ 3 lại khá đáng tiếc khi các gia chủ có thói quen tốt là thường lau chùi, vệ sinh đồ nội thất gỗ nhưng lại vô tình lạm dụng hóa chất khi vệ sinh. Việc tiếp xúc nhiều với các loại nước tẩy rửa có chứa lượng hóa chất cao, lâu ngày cũng có thể làm cho bề mặt gỗ bị hư hại, xỉn mờ.

Lạm dụng hoá chất khi vệ sinh đồ gỗ

10 Cách đánh bóng đồ gỗ tự nhiên tại nhà hiệu quả

1. Sử dụng sáp làm bóng đồ gỗ cũ nhanh chóng

Sử dụng sáp là cách làm mới bàn ghế gỗ cũ chuyên dụng là một trong những cách đánh bóng đồ gỗ nhanh chóng, tiện lợi và đem lại hiệu quả cao. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại sáp đánh bóng này ở các cửa hàng hóa chất. Hãy miêu tả loại chất liệu gỗ của đồ nội thất nhà bạn để được tư vấn và chọn mua loại sáp làm bóng phù hợp nhất.

Sử dụng sáp làm bóng đồ gỗ cũ nhanh chóng

Với thành phần chính là sáp ong, sáp làm bóng không những có thể đánh bóng đồ gỗ cũ thành mới mà còn có khả năng làm mờ và xóa đi các vết trầy xước trên bề mặt gỗ. Không chỉ thế, sáp ong tinh khiết còn giúp diệt khuẩn, làm sáng tự nhiên và bảo vệ cho bề mặt toàn bộ đồ nội thất gỗ trong nhà bạn.

2. Đánh bóng đồ gỗ đơn giản với giấm

Có tính axit nhẹ giấm là chất tẩy rửa tự nhiên, lành tính phù hợp cho các món đồ nội thất gỗ, giúp lấy sạch bụi và những vết bẩn. Không những hiệu quả trên đồ gỗ mà đây còn là cách đánh bóng lư đồng

Bước 1: Sử dụng dung dịch giấm ăn pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:3. 

Bước 2: Xịt và lau chùi đồ gỗ thường xuyên bằng dung dịch này sẽ giúp đồ gỗ của bạn sạch và sáng đẹp nhanh chóng.

Đánh bóng đồ gỗ đơn giản với giấm

3. Làm bóng bề mặt đồ gỗ bằng Cif

Được xem là một loại kem tẩy rửa đa năng, Cif không chỉ giúp loại bỏ những vết bẩn cứng đầu trong căn bếp nhà bạn mà còn có thể làm sạch gỗ nhẹ nhàng và là cách tẩy bút xóa trên bàn gỗ. Bởi trong Cif có chứa Calcium carbonate, Sodium carbonate cùng các chất khác dưới dạng kem phân tử mini dễ dàng làm sạch bề mặt, loại bỏ 100% bụi bẩn, mang lại sự sáng bóng và lấp lánh cho các sản phẩm từ gỗ.

Làm bóng bề mặt đồ gỗ bằng Cif

4. Nước trà xanh giúp đồ gỗ sáng bóng trở lại

Nếu nhà bạn thường đun trà xanh để uống thì hãy giữ lại một phần. Vì mẹo dân gian làm bóng đồ gỗ bằng nước trà xanh cũng được xem là một trong những cách hiệu quả, tiết kiệm mà ông bà ta để lại.

Nước trà xanh giúp đồ gỗ sáng bóng trở lại

Sở dĩ cách làm này được truyền tai nhau từ xưa đến tận bây giờ là vì trong lá trà xanh có chứa hợp chất Flavanol gồm catechin (C), epicatechin (EC), epicatechin gallate (ECG), gallocatechin (GC), epigallocatechin (EGC) và epigallocatechin gallate (EGCG). Các chất trong hợp chất Flavanol này không những giúp chống oxi hóa tốt cho cơ thể mà Flavanol còn được xem là một loại etanol có tác dụng đánh bay các vết bẩn. Lá trà tươi sẽ tốt hơn lá trà khô và trà xanh nên nấu đặc một chút thì mới đem lại hiệu quả tẩy rửa rõ rệt bạn nhé!

Xem thêm:

5. Dùng dầu đánh bóng chuyên dùng cho gỗ tự nhiên

Tuy giá thành hơi cao hơn sáp ong nhưng các loại dầu đánh bóng đồ gỗ vẫn được ưa chuộng bởi những ưu điểm mà nó đem lại. Dầu đánh bóng giúp trả lại bề mặt sáng bóng cho gỗ. Các loại dầu này còn có khả năng bảo vệ gỗ dưới ánh nắng mặt trời. Dầu thẩm thấu nhanh chóng vào các thớ gỗ giúp tăng độ bền cũng như tăng khả năng chống nước cho gỗ.

Dùng dầu đánh bóng chuyên dùng cho gỗ tự nhiên

6. Sử dụng xi đánh bóng đồ gỗ

Xi được xem là một lớp sơn phủ bên ngoài bề mặt gỗ có tác dụng bao phủ bề mặt gỗ trước những tác nhân bụi bẩn, ánh sáng mặt trời. Lớp xi còn giúp tăng khả năng chịu va đập, tăng độ cứng và giảm trầy xước do các tác động ngoại lực. Do đó việc đánh bóng với xi thường xuyên là điều cần thiết giúp các món đồ nội thất của bạn luôn bền đẹp, bóng bẩy. Nếu không có sẵn xi đánh bóng gỗ chuyên dụng tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng tạm xi đánh giày để thay thế.

Sử dụng xi đánh bóng đồ gỗ

7. Dùng vecni gỗ

Tương tự xi gỗ, vecni cũng là một loại sơn chuyên dụng dùng để phủ lên bề mặt gỗ giúp các sản phẩm nội thất làm từ gỗ trở nên đẹp mắt và sang trọng hơn. Khi bàn ghế, đồ dùng bằng gỗ bị phai màu, bạc màu, sử dụng lâu bị xước hay ố thì ta áp dụng cách đánh vecni để có thể lại trông như mới.

Dùng vecni gỗ

8. Dùng dầu lanh

Dầu lanh là loại dầu thực vật lành tính, có mùi thơm, với tác dụng đánh bóng đồ gỗ, bảo vệ bề mặt nội thất hiệu quả. Vì là loại dầu thực vật an toàn, nên dầu lanh thường được sử dụng để đánh bóng cho các đồ gỗ tiếp xúc với thực phẩm như thớt, bàn, cối chày… Cách sử dụng dầu lanh để đánh bóng đồ gỗ tự nhiên cũng cực kỳ đơn giản:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt đồ gỗ và đợi chúng khô hẳn
  • Bước 2: Thấm dầu lanh vào khăn cotton sạch và bắt đầu lau khăn lên bề mặt gỗ theo chiều thớ gỗ để dầu lanh có thể thấm đều lên bề mặt.
    Bước 3: Sau khi đã lau dầu lanh lên hết trên đồ gỗ, đợi 20 phút để dầu khô lại rồi dùng khăn mềm lau sạch phần dầu thừa, rồi đợi tiếp 24 tiếng để lớp dầu khô lại
  • Bước 4: Tiếp tục thấm dầu lanh vào khăn và bắt đầu thực hiện đánh bóng lớp thứ 2 cho đồ gỗ, rồi đợi khô.
  • Bước 5: Thực hiện đánh bóng nhiều lớp cho đồ gỗ đến khi đạt được độ bóng mà bạn ưng ý là hoàn thành.

Dùng dầu lanh đánh bóng gỗ

9. Đánh bóng vật dụng gỗ với vải

Sử dụng vải để đánh bóng đồ gỗ là phương pháp cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng vải vụn và thực hiện chà sát theo thớ gỗ nhiều lần. Với phương pháp này, bề mặt đồ gỗ sẽ trông láng mịn và bóng nhẹ tự nhiên chứ không đạt độ bóng loáng và các vết xước cũng sẽ không được khắc phục hoàn toàn.

Đánh bóng vật dụng gỗ với vải

10. Sử dụng giấy nhám

Giấy nhám cũng là một trong các phương pháp thường được sử dụng để đánh bóng đồ dùng gỗ nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại giấy nhám có các hạt mài nhỏ và thực hiện lau bóng nhẹ nhàng, cẩn thận để đạt được độ bóng như ý lại không gây bào mòn bề mặt gỗ.

Sử dụng giấy nhám mịn

Quy trình đánh bóng đồ nội thất gỗ chi tiết đơn giản

Dù sử dụng nguyên liệu chuyên dụng hay nguyên liệu tự nhiên để đánh bóng đồ gỗ, thì quy trình thực hiện đánh bóng cũng là một trong các kiến thức cần nắm vững để đồ gỗ được làm bóng hiệu quả và giữ được bền hơn.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch đánh bóng gỗ

  • Khăn cotton
  • Máy hút bụi
  • Dung dịch vệ sinh gỗ
  • Sáp hoặc dung dịch đánh bóng đồ gỗ
  • Máy đánh bóng

Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch đánh bóng gỗ

Bước 2: Vệ sinh bề mặt đồ gỗ thật kỹ

  • Để lớp dầu bóng có thể dễ dàng thẩm thấu vào bề mặt gỗ, bạn cần thực hiện hút bụi, vệ sinh vết bẩn thật kỹ trước khi thực hiện đánh bóng.
  • Dùng máy hút bụi để loại bỏ các mảng bụi thô trên đồ gỗ.
  • Sau đó sử dụng dung dịch vệ sinh và khăn mềm để làm sạch các vết bẩn cứng đầu. Chú ý làm sạch kỹ các góc cạnh của đồ nội thất gỗ.
  • Sau khi bề mặt đồ gỗ đã sạch bụi, dùng khăn khô lau lại và đợi đến khi mặt gỗ khô hoàn toàn.

Vệ sinh bề mặt đồ gỗ thật kỹ

Bước 3: Phủ sơn bóng lên bề mặt nội thất gỗ

  • Thoa lớp dung dịch làm bóng lên bề mặt đồ gỗ, bắt đầu dùng khăn cotton hoặc máy đánh bóng để đánh dọc theo thớ gỗ. 
  • Sau khi đánh đều lớp dung dịch làm bóng trền đồ gỗ, đợi khoảng 1 – 2 tiếng (tuỳ theo thời gian khô của dung dịch), rồi lau hết phần dung dịch còn thừa trên gỗ.

Phủ sơn bóng lên bề mặt nội thất gỗ

Bước 4: Thực hiện vệ sinh và phủ bóng lên đồ gỗ thêm vài lần

  • Dùng máy thổi để làm khô hoàn toàn lớp phủ bóng thứ nhất, hoặc đợi từ 12 – 24 tiếng để khô hoàn toàn.
  • Sau đó thực hiện phù sơn bóng lớp các lớp tiếp theo đến khi đạt được độ bóng loáng mong muốn.
  • Sau khi các lớp phủ bóng trên đồ gỗ khô hẳn, dùng khăn khô và máy hút bụi để vệ sinh lại lần nữa cho đồ gỗ để giúp lớp đánh bóng thêm sáng và bền hơn.

Thực hiện vệ sinh và phủ bóng lên đồ gỗ thêm vài lần

Hướng dẫn cách làm sáng bóng sàn gỗ

Sàn gỗ với diện tích rộng và các cạnh tiếp xúc với tường nên nếu thực hiện đánh bóng sàn gỗ không đúng cách rất dễ làm lớp đánh bóng không đều và gây ảnh hưởng đến các đồ vật, vách tường xung quanh. Để thực hiện đánh bóng sàn gỗ hiệu quả, bạn có thể áp dụng theo các bước sau:

Bước 1: Khoanh vùng vị trí sàn gỗ cần đánh bóng

  • Dán băng dính xung quanh khu vực tiếp giáp của chân tường và ván gỗ để tránh lớp đánh bóng bị văng lên gây bẩn và ố tường.
  • Dọn dẹp tất cả vật dụng trên sàn gỗ đến khu vực khác trước khi thực hiện đánh bóng sàn
  • Bắt đầu thực hiện đánh bóng sàn gỗ từ góc tường cuối cùng, đối diện với cửa ra vào để thuận tiện cho việc di chuyển khi thực hiện.

Khoanh vùng vị trí sàn gỗ cần đánh bóng

Bước 2: Dùng cây lau chuyên dụng để phủ lớp đánh bóng lên sàn gỗ

  • Vệ sinh sạch bụi bẩn và các mảng bám trên sàn gỗ bằng máy hút bụi và dung dịch vệ sinh sàn, rồi đợi sàn gỗ khô hẳn.
  • Bắt đầu đổ từ từ dung dịch đánh bóng xuống sàn và tán đều dung dịch ra bằng cây lau có bề mặt phẳng. Không nên đổ quá nhiều dung dịch làm bóng trong một lần để tránh tình trạng đóng thành mảng và lớp phủ bóng bị nổi bọt khí, không đều.
  • Để thực hiện đánh bóng các lớp tiếp theo, nên đợi 1 – 2 tiếng cho lớp phủ bóng đầu khô đi.

Dùng cây lau chuyên dụng để phủ lớp đánh bóng lên sàn gỗ

Bước 3: Đợi lớp phủ bóng khô trong khoảng 24 giờ

Đến khi sàn gỗ đã được làm sáng bóng như mong muốn, đợi thêm 24 giờ cho các lớp phủ bóng khô hoàn toàn rồi bắt đầu di chuyển đồ đạc về vị trí ban đầu.

Đợi lớp phủ bóng khô trong khoảng 24 giờ

Bước 4: Kiểm tra và đánh bóng sàn gỗ định kỳ

  • Nên vệ sinh sàn gỗ đã đánh bóng thường xuyên để giữ được độ bóng sáng và hạn chế vết trầy xước cho sàn
  • Hãy đặt các thảm trải sàn và cởi giày khi đi vào khu vực sàn gỗ để hạn chế bụi bẩn và tránh làm trầy bề mặt sàn. 
  • Nên đánh bóng lại sàn gỗ định kỳ khoảng 6 – 12 tháng/lần để đảm bảo để bảo vệ bề mặt sàn gỗ luôn bóng loáng và không bị ăn mòn.

Kiểm tra và đánh bóng sàn gỗ định kỳ

Mẹo xử lý các lỗi xuất hiện trên đồ gỗ

  • Gỗ bị rộp: Dùng nước trà tươi, dầu hỏa hoặc cồn để lau gỗ.
  • Mặt gỗ bị ố, loang màu: Phủ khăn ướt lên khu vực gỗ bị ố và dùng bàn ủi ủi nhiều lần để vết ố mờ đi.
  • Bề mặt gỗ bị trầy xước: Dùng giấy nhám chà mịn phần bị trầy xước nếu vệt xước quá sâu, sau đó dùng màu gỗ tương đồng phủ lên vết xước và quét thêm lớp sơn bóng để loại bỏ vết trầy.
  • Gỗ bị dính vết nền, keo: Dùng nhiệt và dao cạo để cạo sạch vết bẩn, sau đó sử dụng dung dịch vệ sinh và khăn mềm để vệ sinh lại.
  • Đồ gỗ bị mốc: Dùng cồn và giấm để vệ sinh vết mốc rồi phơi nắng để khử trùng và hút ẩm cho gỗ.
  • Trám gỗ: dùng vụn báo trộn với phèn chua, đun hỗn hợp đến khi vụn báo nhũn ra rồi nhét chúng vào các khe nứt rồi đợi khô.

Mẹo xử lý các lỗi xuất hiện trên đồ gỗ

Cách giữ cho đồ gỗ luôn sáng bóng

  • Hút bụi và vệ sinh đồ gỗ thường xuyên với dung dịch vệ sinh lành tính, dịu nhẹ phù hợp
  • Phủ khăn hoặc thảm lên đồ gỗ để bảo vệ bề mặt gỗ khỏi bị trầy xước và hạn chế bị bám bụi
  • Giữ đồ gỗ luôn khô ráo, tránh nơi ẩm ướt hoặc trực tiếp dưới ánh nắng gắt.
  • Vệ sinh đồ gỗ với khăn mềm, tránh dùng các vật nhọn sắt như cọ lông thép khi lau chùi đồ gỗ.
  • Khi thực hiện đánh bóng đồ gỗ, nên đeo găng tay, khẩu trang và thực hiện ở nơi thoáng khí để hạn chế hít phải bụi gỗ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Cách giữ cho đồ gỗ luôn sáng bóng

Trên đây là những chia sẻ của Vệ Sinh Nhà 247 về mẹo lau chùi, đánh bóng đồ gỗ đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Hi vọng các kiến thức vệ sinh, đánh bóng gỗ bên trên sẽ giúp bạn giữ được vẻ sáng bóng và độ bền cho nội thất gỗ nhà bạn.

Ngày cập nhật: 05/11/2024