Chắc hẳn cây tre không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn đã gắn liền với loài cây thân thẳng tắp này. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta chỉ sử dụng thân tre để làm nhà hoặc tạo ra các đồ thủ công mỹ nghệ, măng tre có thể ăn được nhưng lá tre mới được coi là liều thuốc quý mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Vậy lá tre có tác dụng gì? Hãy cùng Vệ Sinh Nhà 247 làm rõ trong bài viết hôm nay.
Tìm hiểu sơ lược về cây tre
Tre là loài thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, bên trong thân rỗng và có rễ chùm, bám không quá sâu trong lòng đất. Tre chỉ nở hoa duy nhất một lần vào giai đoạn cuối cùng của cây, thường là khoảng từ 50 đến 60 năm một lần. Thân của cây tre được chia thành nhiều đốt, có nhiều mấu mắt; lá tre nhỏ, dẹt và thon, thuôn nhọn về phía đầu và khá sắc, nếu không cẩn thận sẽ có thể bị cứa xước tay. Tre thường sống thành từng bụi lớn chứ không mọc riêng theo từng cá thể.
Những dưỡng chất chưa trong lá tre
Cấu tạo của lá tre gồm 2 phần là bẹ lá và phiến lá, trong đó bẹ lá thường dày và dài với hình dáng khum lại giống như lòng máng, giúp kết nối phần phiến lá với thân cây tre, còn phiến lá có dáng dài, nhỏ và nhọn ở phần đầu, gân lá xếp song song với nhau.
Trong lá tre chứa rất nhiều dưỡng chất và khoáng chất tự nhiên như canxi, magie, selenium, silicat, kali… Lá tre có tính lạnh, vị ngọt nhạt và đôi khi có vị đắng, hơi cay nhẹ.
Xem thêm:
Lá tre có tác dụng gì?
Giải nhiệt hạ sốt
Trong y học cổ truyền, công dụng của lá tre được nhắc đến nhiều nhất là giải nhiệt và hạ sốt do có tính mát và vị đắng. Bạn có thể dùng 50 – 100g lá tươi hoặc 25 – 50 gam lá khô, rửa sạch hết bụi bẩn và sắc lên giống như sắc thuốc.
Tre cũng có nhiều loại nhưng trong các loại tre thì tre gai là loại có vị đắng nhất. Vậy uống nước lá tre gai có tác dụng gì? Ông bà ta xưa kia thường dùng lá tre gai tươi nấu lấy nước uống để người ốm dễ toát mồ hôi, hạ sốt hoặc còn được dùng để sát trùng, điều trị viêm thận…
Đào thải sỏi thận
Không chỉ giúp hạ sốt, lá tre khi kết hợp với cây sài đất, kim ngân hoa, cam thảo, mạch môn, sa sâm và cát căn còn là bài thuốc hiệu quả giúp điều trị sỏi thận ở giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, lá tre cũng giúp cơ thể con người được bồi bổ và tăng sức khỏe của quả thận. Tuy nhiên đây cũng chỉ là bài thuốc dân gian nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng cho mình.
Diệt khuẩn và chống oxy hóa
Một trong những tác dụng của lá tre gai chính là chống oxy hóa. Trong lá tre có chứa nhiều hoạt chất polysaccharide có khả năng ức chế và kìm hãm các loại khuẩn E.Coli, B.Subtilis và S.Aureus là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể con người. Lá tre không chỉ giúp kích thích hệ miễn dịch chủ động chống lại các tác nhân gây bệnh mà còn giúp ngăn ngừa hình thành khối u trong cơ thể, giảm cholesterol cũng như hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.
Xem thêm:
Giảm stress
Một công dụng tuyệt vời mà lá tre có thể mang lại chính là giải tỏa căng thẳng cho con người. Trong lá tre có chứa hoạt chất flavonoid có khả năng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, tinh thần được thư giãn và dễ dàng tập trung hơn. Không chỉ vậy, khi gặp tình trạng căng thẳng, áp lực, lá tre còn giúp phòng ngừa tổn thương tế bào bảo vệ cơ thể.
Trị táo bón
Ngoài các công dụng như hạ sốt, điều trị bệnh sỏi thận thì lá tre còn có tác dụng gì khác nữa không? Câu trả lời là có. Lá tre có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa của con người do chứa chất anthraquinone với khả năng làm mềm phân nhờ khả năng thẩm thấu ngược nước vào đại tràng. Chính vì vậy, uống nước lá tre giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng táo bón, giúp cơ thể bạn đào thải dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều nước lá tre để tránh bị tiêu chảy.
Lưu ý cần biết khi sử dụng lá tre làm thuốc
Sau khi đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Uống nước lá tre có tác dụng gì?” hay “Lá tre có tác dụng gì?” thì chắc hẳn bạn cũng có thắc mắc về những lưu ý cần biết khi sử dụng lá tre. Dưới đây là một số điều mà Vệ Sinh Nhà 247 muốn bạn lưu tâm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình:
- Không sử dụng nước uống từ lá tre khi đang mắc các căn bệnh như tiểu đường, viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận hoặc có cơ địa phong thấp, thường xuyên lạnh tay chân…
- Nước uống lá tre có thể gây dị ứng nên nếu lần đầu sử dụng nên thử với liều lượng nhỏ và sau đó tăng dần
- Mặc dù có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe nhưng lá tre không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp không may sử dụng lá tre mà xảy ra tình trạng bất thường về sức khỏe cần đến các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị tốt nhất
- Lá tre lành tính và phù hợp với mọi lứa tuổi nhưng đối với trẻ nhỏ hoặc người già cần chú ý đến các phản ứng phụ
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng nước lá tre bởi chưa có nhiều nghiên cứu về an toàn cho đối tượng này
Một số bài thuốc lưu truyền dân gian từ lá tre
Hạ sốt, chữa chảy máu chân răng
Lấy 50 – 100 gam lá tre tươi bằng khoảng một nắm tay, rửa sạch với nước và sắc uống như sắc thuốc bắc. Cách khác là nấu nước xông hơi để trị bệnh cảm hàn gồm các loại lá như lá tre, sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, tía tô, hương nhu. Người bệnh trùm chăn dày ngồi xông trong khoảng 15 – 20 phút để toát mồ hôi và giảm cảm giác khó chịu.
Phụ nữ kinh nguyệt kéo dài
Khi gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ, có thể sử dụng măng tre non, tách lấy phần ngọn non nhất có màu trắng sữa. Sau đó rửa sạch, hơ qua lửa và vắt lấy nước, hòa vào nước gừng để uống. Hỗn hợp này sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, ổn định quá trình hành kinh.
Nhiễm trùng siêu vi
Lấy tinh tre tẩm cùng với nước gừng, sao vàng lên và tán nhỏ, chia thành 10 – 12 gam và uống 2 lần trong ngày sẽ hỗ trợ căn bệnh nhiễm trùng siêu vi. Ngoài ra cũng có thể dùng lá tre kết hợp với cỏ mực, củ sắn dây, rau má, rễ tranh mỗi vị 20 gam để sắc lên uống cũng hỗ trợ rất tốt cho cơ thể.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hiện đại điều trị sốt cao, co giật, hạ sốt được bày bán giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nên lá tre ngày càng ít được sử dụng và biết đến. Tuy nhiên các sản phẩm từ tre vẫn giữ nguyên giá trị và luôn là nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hy vọng rằng qua bài viết của Vệ Sinh Nhà 247, bạn đã tìm được đáp án cho thắc mắc “Lá tre có tác dụng gì?” nhé.
Ngày cập nhật: 07/03/2024