Nệm foam là gì? Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua tên của loại nệm này, nhưng thực hư về đặc điểm và công dụng của chúng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy, hôm nay hãy để Vệ Sinh Nhà 247 cùng giải đáp với bạn những thắc mắc về nệm Foam thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nệm foam là gì?
Nệm foam là một loại nệm được làm từ chất liệu polyurethane (PU) hay còn gọi là bọt khí, foam hoặc mút xốp. Trải qua quy trình sản xuất với các phản ứng hoá học phức tạp, lõi của nệm foam được hình thành bởi những cấu trúc mô hình chặt chẽ của các phân tử PU. Nhờ đó, loại đệm foam này có khả năng chịu lực nén và đàn hồi rất tốt.
Nệm foam có ưu điểm và nhược điểm gì?
Bên cạnh mối quan tâm nệm foam là gì, là một người tiêu dùng thông minh, chúng ta còn cần hiểu rõ thêm liệu nệm foam có tốt không, có đáng để mua hay không. Để giải quyết được câu hỏi trên, chúng ta cần xem xét những ưu và nhược điểm của loại đệm foam này là gì qua phần thông tin dưới đây.
Ưu điểm
- Khả năng nâng đỡ, chịu lực cơ thể tốt: Cấu trúc của polyurethane (PU) trong nệm foam cho phép nó linh hoạt và đàn hồi, đồng thời giữ được hình dạng ban đầu sau khi trọng lượng cơ thể người nằm đè lên. Điều này có nghĩa là nệm foam có thể phân phối trọng lượng cơ thể của người nằm đồng đều trên bề mặt đệm và giảm áp lực lên các điểm cơ thể tiếp xúc với nệm nhiều như vai, lưng và hông.
- Độ an toàn cho sức khỏe: Nhờ vào cấu trúc đàn hồi nhớt nên thường ít hấp thụ nước và bụi bẩn, người sử dụng nệm có thể tránh được tình trạng kích ứng, dị ứng hay các triệu chứng liên quan đến đường hô khác. Vì vậy, sau sử dụng nệm, rất nhiều người sử dụng đều chia sẻ về những trải nghiệm tiêu dùng thoải mái và tốt đẹp của mình khi được hỏi thăm rằng nệm foam có tốt không.
- Độ bền: Sau một khoảng thời gian dài xuất hiện trên thị trường nệm, nệm foam luôn được đánh giá cao về độ bền và khả năng ít biến dạng của nó.
Từ ba ưu điểm trên, có thể kết luận rằng nệm foam là một loại nệm xứng đáng “đồng tiền bát gạo” của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nệm foam cũng có các nhược điểm nhất định.
Nhược điểm
- Khó vệ sinh: Do bản chất của chất liệu foam khá khó vệ sinh nên khi đem nệm đi giặt, người tiêu thường phải mất rất nhiều thời gian để phơi nệm khô, ráo hết nước. Có một số biện pháp tự vệ sinh như sử dụng máy giặt nệm cầm tay, dung dịch vệ sinh nệm. Nếu gặp các vế bẩn quá khó xử lý, bạn nên liên hệ dịch vụ giặt nệm tại nhà để thực hiện vệ sinh.
- Mùi hương khó chịu: Nhược điểm này chỉ diễn ra ở thời gian ban đầu khi mới mua nệm về sử dụng. Khi mới mua về, nệm foam có mùi giống mùi nhựa, tuy nhiên sau khi sử dụng một thời gian, mùi hương này sẽ dần biến mất.
- Nhiều hàng giả: Nệm foam đang dần trở thành mối ưu tiên tiêu dùng hàng đầu trong thị trường công nghiệp giấc ngủ. Cũng vì điều này, xuất hiện nhiều nơi sản xuất nệm foam giả với mẫu mã tương tự nệm foam chính hãng.
Xem thêm
Các loại nệm foam được sử dụng phổ biến hiện nay
Các loại nệm foam đang được ưa chuộng sử dụng phổ biến hiện nay đến từ 4 loại chất liệu foam: Memory Foam, PU Foam, PE Foam và PVC Foam.
- Memory Foam: Loại nệm được làm ra từ chất liệu này có khả năng đàn hồi và theo hình dáng cơ thể khi nhiệt độ tăng lên. Điều này giúp giảm áp lực và giảm độ căng cho các điểm tiếp xúc với nệm như vai, lưng và hông. Tuy nhiên, một số người dùng có thể cảm thấy bí bích và không đủ sự thoáng khí.
- PU Foam: Được làm từ Polyurethane Foam – một loại chất liệu foam được tổng hợp từ hai thành phần chính là Polyol và Diisocyanate. Tính linh hoạt và độ bền cao của PU Foam giúp nệm trở nên bền và chắc chắn hơn. Khả năng đàn hồi và khả năng chịu lực tốt của PU Foam giữ cho nệm luôn ổn định, đồng thời giảm mức độ chuyển động của nệm khi nằm, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng.
- PE Foam: Hợp chất chính trong loại nệm này chính là Polyethylene Foam, hay còn gọi là mút xốp dạng mỏng. Theo như tên gọi, chất này được tạo nên từ Foam và Polyethylene, do đó, loại nệm foam này vừa êm ái và dẻo dai, dễ tái chế, không có mùi hôi khó chịu và giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại foam tương tự khác.
- PVC Foam: Nguyên vật liệu chính để sản xuất ra loại nệm foam này là nhựa PVC, foam, bột gỗ và một số hợp chất cần thiết khác. Đặc điểm nổi bật của loại đệm foam này chính là khối lượng nhẹ, ít thấm nước, ít bị oxy hoá, chịu lực nén, cách âm tốt và chống cháy hiệu quả.
Những ai nên sử dụng nệm Foam?
Khi nói về nệm foam, ngoài việc hiểu rõ nệm foam là gì, loại nệm này có tốt không thì những ai đang tìm hiểu về loại nệm này còn cần tìm hiểu thêm những ai nên sử dụng nệm foam.
- Trẻ em: Đối với trẻ nhỏ, khi khung xương còn non yếu và dễ bị uốn cong, các bậc cha mẹ nên lựa chọn sử dụng loại nệm foam để bảo vệ khung xương và cột sống của con mình khi nằm ngủ. Nhờ đặc tính không gây lún và khả năng phân tán lực tiếp xúc với cơ thể của người nằm, nệm foam nên là sự lựa chọn hàng đầu cho các gia đình đang có con nhỏ.
- Người già: Nệm nào tốt cho cột sống? Người già thường cần một lớp nệm có thể hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, đồng thời giảm bớt được áp lực cho các khớp và cột sống của mình. Thế nên, nệm foam có thể là lựa chọn tốt cho những người lớn tuổi nhờ vào tính năng dẻo dai, khả năng đàn hồi của chúng. Từ đó, việc sử dụng nệm foam có thể giúp giảm đau và cung cấp sự thoải mái khi nghỉ ngơi cho người già.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng như những người lớn tuổi, họ thường cần một lớp nệm êm ái nâng đỡ cho bụng bầu và lưng của mình. Do đó, nệm foam là một lựa chọn tốt với tính năng chịu lực cao và khả năng đàn hồi tốt mà có thể giúp cơ thể của các mẹ bầu được nâng đỡ một cách thoải mái trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, khi lựa chọn loại nệm foam để sử dụng, các bạn cần lưu ý đến độ thoáng khí của nệm để tránh gây nóng cho cơ thể của mẹ bầu trong khi ngủ.
So sánh nệm Foam với loại nệm khác
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại nệm được nhiều người lựa chọn tin dùng: Nệm foam, nệm bông ép và nệm cao su. Mỗi loại nệm sẽ mang những đặc điểm riêng biệt và hướng đến một hoặc vài nhóm đối tượng khách hàng cụ thể nào đó. Để tìm hiểu kỹ hơn về sự khác nhau giữa 3 loại nệm này, mời bạn hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Đặc điểm | Nệm foam | Nệm bông ép | Nệm cao su |
Chất liệu | Được hình thành từ nhiều hợp chất khác nhau như polyol, isocyanate, chất tạo bọt, chất xúc tác, chất phụ gia,.. | Sợi Polyester (bông xơ). | Cao su thiên nhiên, nhân tạo và tổng hợp. |
Cấu tạo | 1 hoặc nhiều tầng foam. | Nguyên khối bông ép. | Nguyên khối cao su. |
Độ cứng | Độ cứng vừa phải, đàn hồi tốt | Khá cứng, khả năng đàn hồi hơi kém hơn so với các loại nệm khác. | Độ cứng giống như nệm foam: vừa phải. |
Khả năng nâng đỡ cơ thể | Nâng đỡ cơ thể tốt, ôm sát cơ thể. | Nâng đỡ cơ thể kém. | Nâng đỡ cơ thể khá tốt. |
Khả năng phân tán lực | Đồng đều | Không đồng đều | Đồng đều |
Hấp thụ chuyển động | Tốt | Kém | Kém |
Nhiệt độ khi tiếp xúc | Được ứng dụng thêm chất liệu vải sợi mát nên độ thoáng khí cao. | Khá thoáng khi, tuy nhiên khi nằm lâu vẫn gây cảm giác bí bích ở lưng. | Tuỳ vào nguyên liệu dùng để sản xuất ra nệm cao su mà nệm có độ thoáng khí tương ứng. |
Độ bền (Thời gian sử dụng) | Từ 7 đến 10 năm. | Từ 3 đến 5 năm. | Từ 7 đến 10 năm. |
Mức giá | trung bình – cao. | Giá thành rẻ. | Giá thành cao. |
Trên đây là bài chia sẻ các thông tin về nệm foam là gì, nệm foam có tốt không và các loại nệm foam đang được sử dụng phổ biến của Vệ Sinh Nhà 247. Để giữ cho nệm luôn được sạch khuẩn và đàn hồi tốt bạn nên sử dụng dịch vụ giặt nệm tại nhà định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, hãy liên hệ ngay tới hotline 09.1984.3739 để được Vệ Sinh Nhà 247 tư vấn và hỗ trợ nhé!
Ngày cập nhật: 09/23/2024
- 5 cách xử lý gạch ốp tường bị ố vàng nhanh chóng và hiệu quả
- Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp hiệu quả nhất
- Bọ cánh cứng ăn gì? Sống ở đâu? Tìm hiểu về bọ cánh cứng
- Hướng dẫn cách sơn tường nhà bền đẹp đúng kỹ thuật nhất
- 15 cách phối màu sơn tường nhà đẹp theo phong cách hiện đại