Điều hòa, máy lạnh là những trang thiết bị trong nhà vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta trong thời đại hiện nay. Hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của điều hòa không những giúp người dùng sử dụng hiệu quả, an toàn hơn mà còn giúp hạn chế tình trạng hỏng hóc, lãng phí thời gian và tiền bạc. Hãy cùng Vệ Sinh Nhà 247 tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết, đầy đủ và chuyên sâu nhất về nguyên lý hoạt động của máy lạnh trong bài viết hôm nay.
Cấu tạo của điều hòa
Để hiểu được nguyên lý hoạt động của điều hòa hay cơ chế điều hòa, bạn cần nắm rõ cấu tạo của chúng. Dù là sản phẩm của bất kỳ hãng nào sản xuất hay các quốc gia khác nhau thì điều hòa nào cũng bao gồm các bộ phận chính là dàn nóng và dàn lạnh.
- Dàn nóng: Hay còn gọi là cục nóng, có vai trò xả nhiệt lượng nóng từ trong phòng ra môi trường bên ngoài. Dàn nóng luôn được lắp đặt ngoài trời, ở những nơi chắc chắn, cố định và thông thoáng
- Dàn lạnh: Dàn lạnh giúp tạo ra không khí mát mẻ bằng cách trao đổi nhiệt với không khí trong phòng, thường được lắp đặt ở mỗi phòng trong nhà
- Máy nén: có tác dụng hút chân không trong dàn lạnh, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng giúp thúc đẩy quá trình xả nhiệt hiệu quả và nhanh chóng hơn
- Quạt dàn lạnh: giúp tạo ra luồng lưu thông một cách liên tục và trơn tru, làm cho căn phòng có nhiệt độ đồng đều, hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn
- Quạt dàn nóng: đây là bộ phận rất quan trọng của điều hòa, có nhiệm vụ giúp dàn nóng xả nhiệt tốt hơn, nhờ đó căn phòng của bạn cũng mát hơn và tiết kiệm điện tối đa
- Van tiết lưu: khi gas đi qua dàn nóng để tản nhiệt thì đây là thiết bị đóng ngắt gas thường xuyên trên đường ống đồng, giúp điều chỉnh nhiệt độ sao cho căn phòng không quá nóng, không quá lạnh
- Ống dẫn gas: đây là bộ phận có vai trò kết nối dàn lạnh với dàn nóng, là dạng ống bằng đồng giúp chuyển nhiệt từ căn phòng sang cục nóng để xả nhiệt ra ngoài. Ống dẫn gas làm bằng đồng có ưu điểm là không bị oxy hóa, độ bền cao, chịu được áp suất, nhiệt độ cao và thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.
- Bảng điều khiển: trên dàn lạnh của điều hòa được gắn bảng điều khiển giúp người sử dụng có thể điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của điều hòa theo nhu cầu
- Tụ điện: nằm bên trong dàn nóng đối với điều hòa không tiết kiệm năng lượng, có vai trò hỗ trợ máy nén hoạt động trơn tru. Chính vì vậy, khi tụ điện yếu hoặc chết thì máy nén sẽ không khởi động được.
- Các bộ phận khác: van đảo chiều, máng nước, vỏ nhựa dàn lạnh, cảm biến…
Xem thêm:
Nguyên lý hoạt động của điều hòa
Điều hòa 1 chiều
Nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều hay nguyên lý làm lạnh của điều hòa 1 chiều gồm 5 giai đoạn chủ yếu như sau:
- Giai đoạn 1: Máy nén hoạt động, môi làm chất lạnh sau khi đi qua van tiết lưu sẽ có nhiệt độ và áp suất cao
- Giai đoạn 2: Môi làm chất lạnh trao đổi nhiệt nhờ việc hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh, chuyển dần sang thể lỏng tại dàn ngưng tụ. Khi đó, quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng và đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh, sau đó đưa nhiệt độ lạnh trở lại phòng cần làm mát
- Giai đoạn 3: Môi làm chất lạnh đi qua máy nén để tạo ra áp suất cao, nhiệt độ cao
- Giai đoạn 4: Gas đã đi qua máy nén được đưa qua dàn nóng để làm mát thông qua dàn lá nhôm tản nhiệt và quạt. Lúc này gas đã có nhiệt độ thấp hơn
- Giai đoạn 5: Gas tiếp tục đi qua van tiết lưu để làm giảm áp suất, nhiệt độ cũng giảm thấp hơn và bắt đầu quay trở lại giai đoạn 1
Điều hòa 2 chiều
Nguyên lý hoạt động của điều hòa 2 chiều cũng giống như nguyên lý hoạt động của máy điều hòa 1 chiều, tuy nhiên điểm khác biệt chính là ngoài khả năng làm mát, điều hòa 2 chiều còn có thêm nguyên lý làm nóng. Van đảo chiều chính là nhân tố đặc biệt khiến môi chất thay đổi hướng đi, giúp dàn nóng và dàn lạnh trao đổi nhiệm vụ cho nhau giúp căn phòng ấm áp hơn.
- Giai đoạn 1: Khi kích hoạt chế độ làm lạnh, máy nén cũng sẽ khởi động và thực hiện nét môi chất (hay còn gọi là gas) ở nhiệt độ và áp suất cao
- Giai đoạn 2: Sau khi môi chất được đẩy lên dàn ngưng tụ, gas sẽ được biến đổi nhiệt và chuyển dần sang thể lỏng
- Giai đoạn 3: Môi chất lạnh biến đổi thành áp suất và nhiệt độ thấp nhờ quá trình đi qua van tiết lưu, sau đó di chuyển đến dàn lạnh
- Giai đoạn 4: Môi chất khi chuyển thành chất lỏng có nhiệm vụ làm tăng/giảm nhiệt độ trong phòng
- Giai đoạn 5: Môi chất sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được hút trở lại bầu chất lỏng tồn tại dưới dạng khí để đi đến máy nén, tiếp tục thực hiện những chu trình tiếp theo
Những nguyên lý khi lắp đặt máy lạnh
Việc lắp đặt máy lạnh cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ của không gian căn nhà lại vừa có tác động tốt đến tuổi thọ và hiệu quả của sản phẩm. Để đạt được điều này, bạn cần thực hiện những nguyên lý sau:
- Chọn vị trí lắp đặt máy điều hòa
- Chọn vị trí lắp đường ống thoát nước
- Lắp đặt dàn lạnh tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp, không bị che khuất
- Đi dây đồng từ dàn lạnh tới dàn nóng cẩn thận, khớp đầu nối tránh xì khí gas ra ngoài
- Lắp đặt dàn nóng cần có giá đỡ chịu lực, đế cao su sẽ giúp hạn chế độ rung và tiếng ồn của máy
- Hút chân không khi nạp khí ga cho điều hòa
- Sau khi lắp đặt xong cần chạy thử máy để phát hiện sớm những trục trặc trong quá trình hoạt động
- Nhờ đến sự trợ giúp của những người thợ lắp đặt máy lạnh có kinh nghiệm.
Một số lưu ý khi vệ sinh máy điều hòa
Sau khi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của điều hòa, để giúp điều hòa hoạt động hiệu quả và bền hơn, khi vệ sinh điều hòa bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng vòi phun nước với áp suất quá mạnh, tránh ảnh hưởng đến bo mạch
- Tránh để điều hòa tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài
- Chú ý kiểm tra van và đường ống để hạn chế tình trạng quá nhiệt dẫn đến hư hỏng
- Lắp đặt hệ thống xì van trong ngưỡng được khuyến nghị
- Sử dụng khăn khô, mềm mại để lau sạch sẽ điều hòa sau khi vệ sinh xong
- Lắp đặt điều hòa sau khi vệ sinh cần để khô hoàn toàn
- Chắc chắn rằng đã ngắt điện máy lạnh trước khi vệ sinh
Trên đây là nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều và 2 chiều cùng các thông tin chi tiết về cấu tạo, lưu ý khi vệ sinh máy điều hòa. Mong rằng sau bài viết này của Vệ Sinh Nhà 247, bạn có thể sử dụng và vệ sinh máy lạnh một cách khoa học và đúng chuẩn nhất.
Ngày cập nhật: 07/01/2024