Nồi cơm điện là một trong những thiết bị gia dụng không thể thiếu trong gian bếp hiện đại. Với sự tiện lợi và khả năng nấu cơm nhanh chóng, nồi cơm điện đã trở thành vật dụng phổ biến trong các gia đình, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, ít người biết rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện. Bài viết này sẽ giới thiệu về các loại nồi cơm điện phổ biến hiện nay, cấu tạo tổng quát và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện. Cùng Vệ Sinh Nhà 247 theo dõi ngay nhé!
Những loại nồi cơm điện được sử dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay, ngày càng có nhiều loại nồi cơm điện với thiết kế và cấu tạo cải tiến khác nhau. Dưới đây là một số loại nồi cơm điện phổ biến được các gia đình sử dụng rộng rãi:
Nồi cơm nắp gài
Nồi cơm nắp gài là loại nồi cơm điện có thiết kế đơn giản, gồm một thân nồi và một nắp nồi có khóa gài. Khi nấu cơm, nắp nồi sẽ được khóa chặt vào thân nồi để giữ nhiệt bên trong. Tuy nhiên, loại nồi cơm này khó vệ sinh vì không thể tháo rời được nắp nồi.
Nồi cơm nắp rời
Nồi cơm nắp rời có thiết kế tương tự như nồi cơm nắp gài, nhưng có thể tháo rời được nắp nồi. Do đó, loại nồi cơm này dễ vệ sinh hơn so với nồi cơm nắp gài. Loại nồi này có kiểu dáng đơn giản và mẫu mã không đa dạng, bắt mắt bằng các nồi cơm điện nắp liền.
Nồi cơm điện từ
Nồi cơm điện từ sử dụng nguyên lý cảm ứng từ để tạo ra nhiệt, thay vì sử dụng tấm đáy bằng kim loại. Trên nồi các các nút điều khiển điện tử giúp bạn điều chỉnh chế độ hoặc cài đặt thời gian nấu cơm theo ý muốn. Loại nồi cơm này giúp tiết kiệm điện năng hơn và cũng có thể nấu được các món ăn khác như hầm, kho, xào.
Cấu tạo tổng quát của nồi cơm điện
1. Vỏ nồi
Vỏ nồi cơm điện thường được làm bằng nhựa, kim loại hoặc bằng thép không gỉ. Vai trò của vỏ nồi là giúp giữ và giúp nhiệt độ ổn định trong suốt lúc nồi đang hoạt động nấu, cũng như giữ ấm tốt hơn. Bảo vệ các bộ phận bên trong nồi cơm, cũng như giữ an toàn cho người sử dụng. Vỏ nồi có thể được thiết kế với màu sắc và hoa văn mang tính thẩm mỹ cao.
2. Nắp
Nắp nồi cơm điện thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, có một khe thoát hơi để giảm áp lực bên trong nồi khi đun nấu. Nhiều loại nồi cơm điện còn có nắp kính cho phép người dùng quan sát quá trình nấu cơm mà không cần mở nắp.
Nắp nồi cơm điện được thiết kế gồm hai loại chính là:
- Loại nắp rời: dễ dàng lau chùi, vệ sinh, nhưng nhược điểm loại nồi nắp rời là thoát nhiều hơi nước trong lúc nấu. Điều này khiến cơm chín ít dẻo mềm hơn và có thể gây nguy hiểm cho trẻ em.
- Loại nắp gài: Khó vệ sinh từng bộ phận, nhưng nấu kín hơi và an toàn hơn. Bạn có thể chọn loại nồi có thể tách rời lòng nồi được để dễ dàng vệ sinh.
3. Lòng nồi
Lòng nồi hay xoong nồi là bộ phận dùng để chứa gạo và nước trong quá trình nấu cơm. Chúng thường được làm bằng nhôm hoặc thép không gỉ, có lớp chống dính giúp dễ dàng vệ sinh, khắc phục tình trạng cơm bị dính nồi sau khi nấu.
4. Phần tạo nhiệt
Đây là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của nồi cơm điện có tắc dụng cung cấp nhiệt giúp com chín. Phần tạo nhiệt trong nồi cơm điện có thể sử dụng tấm đáy bằng kim loại hoặc nguyên lý cảm ứng từ để tạo ra nhiệt. Nhiệt được điều khiển thông qua bộ điều khiển nhiệt độ. Trong đó, quan trọng nhất là phần mâm nhiệt. Bạn nên chọn nồi thiết kế mâm nhiệt có nhiều rãnh truyền nhiệt, giúp nhiệt tỏa đều dưới đáy nồi hơn.
5. Phần điều khiển
Phần điều khiển gồm các nút bấm và màn hình hiển thị nhiệt độ, thời gian nấu cơm và chế độ nấu cơm. Nhiều loại nồi cơm điện còn có tính năng giữ nhiệt để giữ cơm nóng sau khi nấu xong.
Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện
Khi cắm điện nồi cơm và bật chế độ nấu cơm (cook), bộ điều khiển sẽ bắt đầu truyền nhiệt điện cho mâm nhiệt. Khi nhận được điện, mâm nhiệt sẽ bắt đầu chế độ chuyển điện thành nhiệt năng. Nhiệt năng này sẽ giúp nước trong lòng nồi sẽ được đun sôi và làm cho hạt gạo chín và trở nên mềm và thơm ngon. Phần tạo nhiệt trong nồi cơm điện sẽ giữ cho nhiệt độ bên trong nồi ở mức ổn định, tránh tình trạng cháy khét hoặc cháy cơm. Khi cơm đã chín đủ, nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ giữ nhiệt để giữ cho cơm ấm và mềm trong một thời gian dài. Nồi cơm điện có vỏ nồi tốt, dày thì quá trình giữ nhiệt sẽ ổn định hơn.
Khi nước đã cạn và gạo được nấu chín ở mức độ nhất định, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng (Warm). Bên cạnh đó, Van thoát hơi nước của nồi cũng khá quan trọng trong quá trình nấu, giúp điều chỉnh mức nước tốt hơn và ổn định áp suất trong nồi cơm điện.
Trên đây là cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này và sử dụng nó hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày. Theo dõi Vệ Sinh Nhà 247 thường xuyên để biết thêm về các mẹo hữu ích trong cuộc sống!
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện chi tiết nhất
- Nhiệt độ màu là gì? Bảng nhiệt độ màu ánh sáng đèn led
- Hướng dẫn quy trình xử lý nước hồ bơi hiệu quả đúng cách
- Hướng dẫn chi tiết cách giặt ghế Sofa tại nhà đơn giản đúng cách nhất
- Gián đẻ trứng hay đẻ con? Đặc tính, tác hại và cách tiêu diệt gián