Phân đạm là gì? Thành phần và tác dụng đối với cây trồng

phân đạm là gì

Trong nông nghiệp, phân đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của cây trồng. Nếu không có phân đạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Vốn là thứ quen thuộc với những người nông dân nhưng không phải ai cũng biết rõ về phân đạm cũng như tác dụng, tính chất hay thành phần của chúng. Bài viết này của Vệ Sinh Nhà 247 sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi “Phân đạm là gì?” và “Phân đạm chứa nguyên tố nào?” nhé.

phân đạm là gì

Phân đạm là gì?

Phân đạm là một trong những loại phân bón vô cơ, được sử dụng phổ biến giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển nhờ việc cung cấp nitơ. Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Phân đạm chứa nguyên tố nào?” chính là nitơ và hàm lượng nitơ trong phân đạm cũng là yếu tố thể hiện cho độ dinh dưỡng của phân đạm.

phân đạm là gì

Các loại phân đạm phổ biến hiện nay

Phân Ure

Phân đạm Ure là loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân đạm phổ biến hiện nay với 44 – 48% hàm lượng nitơ nguyên chất. Loại phân này tồn tại dưới hai dạng là dạng hạt viên giống như trứng cá và dạng hạt tròn, có màu trắng, có thêm chất chống ẩm. Phân đạm Ure thường được người nông dân sử dụng để bón thúc cho cây giúp cây mau lớn, mau cho quả và năng suất cao. Có một lưu ý cần nhớ khi sử dụng phân đạm Ure chính là bảo quản thật kỹ, tuyệt đối tránh để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào sẽ tự phân hủy.

Ưu điểm của phân Ure:

  • Dễ dàng thích nghi với nhiều loại đất cũng như nhiều loại cây trồng khác nhau
  • Dễ vận chuyển
  • Sử dụng được trên đất chua phèn
  • Giúp cây trồng đạt năng suất thu hoạch cao

phân đạm là gì

Phân đạm amon

Phân đạm amon là loại phân đạm khá đặc biệt bởi đây là loại phân bón tổng hợp nhiều loại muối amoni khác nhau, tuy nhiên chúng tôi chia thành 2 loại chính và phổ biến gồm:

Amon sunfat

  • Công thức hóa học: (NH)2SO4
  • Độ dinh dưỡng của phân đạm amon sunfat: 20 – 21% nito và 23 – 24% sunfat
  • Tác dụng của phân đạm amon sunfat: có tác dụng nhanh với cây trồng, tăng năng suất hiệu quả
  • Nhược điểm: có thể làm chua đất và làm cháy lá với cây non

Amon clorua

  • Công thức hóa học: NH4CL
  • Độ dinh dưỡng của phân đạm amon clorua: 24 – 25% nito và 76% clorua
  • Tính chất của phân đạm amon clorua: dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục và dễ dàng sử dụng
  • Nhược điểm: dễ gây chua đất và để lại ion Cl- dư trong đất; không bón cho các loại cây như bắp cải, hành, tỏi, khoai tây, chè…

phân đạm là gì

Phân đạm nitrat

Phân đạm nitrat cũng gồm các loại muối nitrat như NaNO3, CA(NO3)2…, tuy nhiên nổi bật với những loại phân như sau:

Phân đạm Natri nitrat

  • Công thức hóa học: NaNO3
  • Độ dinh dưỡng của phân đạm Natri nitrat: 16% N, 25% Na2O và Bo
  • Tác dụng của phân đạm Natri nitrat: thường được sử dụng để bón các loại cây trồng như khoai tây, khoai lang, cà rốt, mía, củ cải đường…

Phân đạm Canxi nitrat

  • Công thức hóa học: Ca(NO3)2
  • Thành phần của phân đạm Canxi nitrat: loại phân này được sử dụng khá rộng rãi có chứa 15-15,5%N và 25%CaO
  • Tác dụng và tính chất của phân đạm Canxi nitrat: Có tính kiềm mạnh nên thường được sử dụng trên đất chua, giúp cung cấp canxi cho cây trồng rất hiệu quả

Phân đạm Magie nitrat

  • Công thức hóa học: Mg(NO3)2
  • Thành phần của phân đạm Magie nitrat: phân này chứa hàm lượng 13-15% N và 8% MgO dễ tan
  • Tác dụng của phân đạm Magie nitrat: được sử dụng phổ biến ở những vùng đất thiếu Magie

Ngoài ra còn một số loại phân đạm nitrat như Amon nitrat (NH4NO3) và phân Kali nitrat (KNO3) cũng có tác dụng cung cấp nitơ cho cây trồng.

phân đạm là gì

Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng

Như đã nói qua ở trên, tác dụng của phân đạm đối với cây trồng là rất lớn và có ý nghĩa đối với nền nông nghiệp không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới.

  • Nitơ có trong phân đạm giúp bổ sung nhiều loại vitamin có ích trong cây trồng
  • Đẩy mạnh quá trình sinh trưởng của cây: cành khỏe, thân to, nhiều nhánh, lá to giúp quang hợp tốt; chuyển đổi cacbonic và nước thành bột; chuyển hóa chất dinh dưỡng giúp cây trồng đạt năng suất cao…
  • Cải thiện chất lượng protein của các loại cây trồng như lúa mạch, ngô, khoai, sắn…
  • Giúp lá xanh đậm màu hơn với những loại cây ăn lá như xà lách, bắp cải, súp lơ…
  • Kích thích cành lá, chồi non phát triển

phân đạm là gì

Cây trồng thiếu đạm sẽ gây ra tình trạng gì?

Khi đã hiểu về vai trò cũng như tác dụng của phân đạm đối với cây trồng thì việc thiếu đạm hay thừa đạm cũng đều khiến cây trồng không đạt năng suất như mong muốn. Khi thiếu đạm, cây trồng sẽ có hiện tượng sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng do thiếu chất diệp lục; đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả thu hoạch của người nông dân. Bên cạnh đó, cây trồng thiếu đạm còn khiến cho những hoa quả sau khi thu hoạch không ngon, ngọt, quả bé, không đẹp mắt…

Cây trồng thừa đạm sẽ như thế nào?

Thiếu đạm đã khiến cây còi cọc, sinh trưởng kém vậy cây trồng thừa đạm sẽ như thế nào? Khi người nông dân bón quá nhiều đạm cho cây, đạm sẽ không thể chuyển hóa hết sang dạng hữu cơ hoàn toàn, lâu dần tích lũy nhiều dạng đạm gây độc cho cây trồng. Cây sẽ có hiện tượng sinh trưởng thái quá, tạo thành các cây xơ khiến cây dần yếu đi, tác động không tốt đến quá trình hình thành hoa quả hoặc thậm chí là không ra quả.

Như vậy, việc thừa đạm hay thiếu đạm đều ảnh hưởng không tốt đến cây trồng, khiến sâu bệnh dễ phát triển và thân cây dễ bị các loại bệnh xâm nhập. Chính vì vậy, người nông dân cần bón phân với lượng phù hợp; đồng thời cũng cần tìm hiểu loại phân nào tốt cho cây và đất mà bạn đang trồng.

Một số lưu ý khi sử dụng đạm cho cây trồng

phân đạm là gì

  • Mỗi loại phân có ưu điểm, nhược điểm cũng như tính chất riêng, chính vì vậy cần tìm hiểu kỹ để sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất
  • Không bón phân khi trời sắp mưa hoặc đang mưa để tránh tình trạng bị rửa trôi phân đạm gây lãng phí
  • Không nên bón phân Ure vào mùa nắng kéo dài, mùa hạn hán…
  • Phối hợp các loại phân đạm hợp lý để hạn chế tình trạng làm chua đất, nâng cao hiệu lực của phân bón
  • Có thể chia ra nhiều lần bón phân với những loại cây cần nhiều đạm, đất chua, dung tích hấp thụ thấp…
  • Bón phân đạm vào cây trồng đúng thời điểm để phát huy hết hiệu quả của phân
  • Không bón phân tập trung ở một khu vực, cần chia thành nhiều lần và bón đều trên mặt đất
  • Bón phân đạm nên kết hợp với những hoạt động làm tơi đất, làm cỏ, sục bùn… đối với cây lúa
  • Bảo quản phân đạm cần tránh ánh nắng mặt trời, dùng bao nilon bọc kín, kê cao so với nền nhà, không tựa vào tường gây ẩm mốc…
  • Mua phân đạm ở những nơi uy tín, có chất lượng tốt

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Vệ Sinh Nhà 247 về các loại phân đạm cũng như tác dụng, tính chất của từng loại phân. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Phân đạm là gì?” cũng như có thêm những kiến thức hữu ích giúp bạn trồng được nhiều loại cây nhé.