Trong các bước thi công công trình thì quy trình bảo trì công trình xây dựng là một trong những khâu quan trọng nhất và được thực hiện cuối cùng. Đây là bước gồm một số công việc nhất định nhưng không làm thay đổi quy mô và công năng của công trình. Hãy cùng Vệ Sinh Nhà 247 tìm hiểu về quy trình bảo trì công trình xây dựng cũng như các quy định về bảo trì công trình xây dựng trong bài viết này nhé!
Bảo dưỡng bảo trì công trình xây dựng có nghĩa gì?
Theo khoản 13 điều 2 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì bảo trình công trình xây dựng là tập hợp một hoặc một số các công việc nhằm đảm bảo, duy trì sự làm việc ổn định, an toàn của công trình theo đúng quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Đó là những công việc như kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình, quy trình vệ sinh công nghiệp; bổ sung hoặc thay thế hạng mục, thiết bị công trình để đảm bảo an toàn cho việc khai thác sử dụng công trình, không gồm các hoạt động làm thay đổi công năng và quy mô của công trình.
Trình tự tiến hành bảo trì công trình xây dựng đúng chuẩn
Dựa theo quy định được ghi tại điều 30 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì việc bảo trì công trình xây dựng đúng chuẩn được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Lập và phê duyệt dự án quy trình bảo trì công trình xây dựng
Bước 2: Lập kế hoạch và dự toán kinh phí cần dùng để bảo trì công trình xây dựng, vệ sinh nhà xưởng
Bước 3: Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng
Bước 4: Đánh giá công trình
Bước 5: Tạo và quản lý hồ sơ về bảo trì công trình xây dựng
Nội dung về quy định bảo trì công trình xây dựng
Các quy định về bảo trì công trình xây dựng được hướng dẫn tại điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bao gồm:
- Chủ sở hữu công trình xây dựng tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt
- Thường xuyên kiểm tra công trình, có thể thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện những dấu hiệu xuống cấp của công trình
- Thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng công trình hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng cần được phê duyệt
Nội dung về quy định bảo trì công trình xây dựng căn cứ vào quy định tại Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP như sau:
- Trình tự thực hiện bảo trì
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng
- Kế hoạch bảo trì
- Thực hiện bảo trì
- Quản lý chất lượng của công việc bảo trì công trình xây dựng
- Chi phí bảo trì
Quy trình bảo trì công trình xây dựng chi tiết
Căn cứ theo Luật xây dựng năm 2014, quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm các nội dung sau:
- Nhà thầu nhận thi công phải bàn giao các tài liệu công trình cho chủ đầu tư, bao gồm: thiết kế nhà xưởng, bản vẽ hoàn công, tài liệu hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế… khi bàn giao công trình xây dựng
- Trong trường hợp chưa bàn giao công trình xây dựng được cho chủ sở hữu thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm quản lý, vận hành công trình xây dựng tạm thời
- Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, khai thác khi đưa vào sử dụng
- Phải dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng khi công trình hết thời hạn sử dụng, có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng, môi trường lân cận và môi trường của cộng đồng
- Chủ đầu tư, chủ quản lý hoặc cơ quan nhà nước phải có văn bản thông báo đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình khi quyết định dừng khai thác sử dụng công trình
- Sau khi đã loại bỏ được các nguy cơ gây mất an toàn, công trình mới có thể được tiếp tục khai thác sử dụng
Xem thêm:
Trách nhiệm tạo và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng
Dựa theo Khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP đã có những quy định về trách nhiệm tạo và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng hay quy trình bảo trì nhà xưởng gồm 4 nội dung chính như sau:
- Chủ đầu tư cần được bàn giao quy trình bảo trì công trình xây dựng, hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, cập nhập quy trình bảo trì phù hợp từ nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
- Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt công trình cần phải tạo và bàn giao quy trình bảo trì đối với những thiết bị mà mình cung cấp cho chủ đầu tư trước khi lắp đặt vào công trình
- Chủ đầu tư hoàn toàn có thể thuê đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng công trình để lập quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu thiết kế không lập được quy trình bảo trì
- Chủ đầu tư tổ chức tạo và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định và có thể thuê đơn vị tư vấn để thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập để làm cơ sở cho việc phê duyệt.
Những điều chỉnh về quy trình bảo trì công trình xây dựng
Những điều chỉnh về quy trình bảo trì công trình xây dựng được ghi rõ trong khoản 6 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP:
- Chủ sở hữu được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện ra những yếu tố không hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc việc khai thác, sử dụng công trình
- Khi chủ sở hữu điều chỉnh quy trình bảo trì nhà xưởng thì phải có trách nhiệm về quyết định của mình
- Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì khi có lỗi do mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của quản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu
- Người quản lý, chủ sở hữu hoặc người sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện sửa đổi bổ sung quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu ban đầu không thực hiện được các việc này
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình cũng có trách nhiệm phê duyệt các nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì
Chi phí cần thiết khi bảo trì công trình xây dựng
Các chi phí bảo trì công trình xây dựng được xác định bằng dự toán, bao gồm chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ, chi phí sửa chữa công trình, chi phí bảo trì công trình, chi phí quản lý bảo trì và các chi phí khác. Trong đó:
- Chi phí để thực hiện các hạng mục bảo trì định kỳ hàng năm được xác định bằng mức tỷ lệ phần trăm nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình
- Chi phí sửa chữa công trình bao gồm các chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình, chi phí sửa chữa phần thiết kế công trình và một số chi phí khác liên quan
- Trong trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500.000.000 đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định dựa vào cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
- Trường hợp sửa chữa công trình với chi phí thực hiện từ 500.000.000 đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình dựa vào quy định tại Thông tư hướng dẫn các nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
Việc nắm rõ quy trình bảo trì công trình xây dựng cũng như các nội dung liên quan khác sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc xây nhà. Hy vọng rằng bài viết của Vệ Sinh Nhà 247 sẽ hữu ích với bạn và bạn sẽ có được nhiều thông tin giúp ích cho cuộc sống của mình nhé.
Ngày cập nhật: 09/23/2024