Dịch vụ vệ sinh công nghiệp đúng tiêu chuẩn luôn là yếu tố được khách hàng quan tâm bởi quy trình chính xác, hiệu quả sẽ mang đến sự mới mẻ, sạch sẽ và sang trọng cho không gian sống. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng thực hiện theo quy trình vệ sinh công nghiệp đúng chuẩn, vậy hãy cùng Vệ Sinh Nhà 247 tìm hiểu về nội dung này trong bài viết hôm nay.
Quy trình vệ sinh công nghiệp 6 bước tổng quát
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị, dụng cụ vệ sinh
Trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dùng để vệ sinh và các loại hóa chất tẩy rửa cần thiết trong suốt quá trình làm tổng vệ sinh dự án. Bên cạnh đó, hóa chất nếu cần sẽ được pha theo đúng tỉ lệ để đảm bảo quá trình vệ sinh được hiệu quả nhất.
Bước 2: Đặt các biển báo trước công trình để nhắc nhở người qua đường
Ở khu vực thực hiện vệ sinh nếu có đông dân cư sinh sống hoặc nhiều người qua lại, cần đặt biển báo để mọi người chú ý và hạn chế tối đa các sự cố ngoài mong muốn có thể xảy ra. Nếu thực hiện vệ sinh công nghiệp ở khu vực riêng biệt hoặc không có người qua lại thì không cần đặt biển báo.
Lưu ý khi đặt biển báo cần chú ý chữ trên biển báo phải còn nguyên vẹn, sạch sẽ và hướng ra phía trước hoặc 2 đầu của khu vực được làm vệ sinh. Đồng thời, biển báo nguy hiểm khi thi công cũng cần được đặt ở nơi dễ quan sát và phản ánh đúng công việc vệ sinh đang được thực hiện.
Bước 3: Vệ sinh phần thô
Trước tiên cần khoanh vùng để xác định vị trí, diện tích thi công, máy vệ sinh công nghiệp, sau đó vệ sinh phần thô bằng cách quét dọn, loại bỏ rác và bụi bẩn. Bên cạnh đó, có thể sắp xếp lại đồ đạc sao cho gọn gàng, từ đó dễ dàng vệ sinh phần tinh.
Bước 4: Vệ sinh phần tinh
Thực hiện làm vệ sinh trên từng bề mặt theo quy trình với các bước cụ thể, sử dụng các dụng cụ và hóa chất tẩy rửa công nghiệp chuyên dụng phù hợp. Trong quy trình làm vệ sinh công nghiệp, cần quan sát kỹ càng để kịp thời phát hiện các tình huống phát sinh, sự cố hoặc hỏng hóc để báo cáo cấp trên và xử lý.
Bước 5: Rà soát lại các khu vực đã vệ sinh
Sau khi đã vệ sinh phần thô và phần tinh theo đúng quy trình, các nhân viên vệ sinh sẽ bắt đầu rà soát, kiểm tra lại các khu vực đã vệ sinh một cách bao quát nhất để đảm bảo tất cả các diện tích cần làm sạch đã được hoàn thành chính xác như kế hoạch đã đề ra.
Bước 6: Thu gom dụng cụ và nghiệm thu
Bước cuối cùng trong quy trình vệ sinh công nghiệp chính là thu gom dụng cụ, nghiệm thu và bàn giao. Nhân viên vệ sinh sẽ thu dọn sạch sẽ khu vực vừa vệ sinh, cất gọn máy móc, dụng cụ và hóa chất đã sử dụng, đồng thời sắp xếp lại đồ đạc của từng khu vực về vị trí cũ.
Quy trình làm vệ sinh công nghiệp chi tiết từng hạng mục
1. Làm sạch bề mặt gạch đá, gạch men
Quy trình vệ sinh công nghiệp đối với bề mặt gạch đá, gạch men gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất phù hợp với tính chất bề mặt gạch đá, gạch men
Bước 2: Làm sạch các bề mặt trên cao và thẳng đứng như trần nhà, tường, cột đá, bồn hoa bằng khăn mềm ẩm
Bước 3: Loại bỏ rác, bụi bẩn trên sàn bằng chổi
Bước 4: Sử dụng cây lau bụi đẩy từ trong ra ngoài theo hình số 8
Bước 5: Lau sàn ướt bằng cách đi lùi và đường sau đè lên đường trước ⅓
Bước 6: Sử dụng máy thổi khô để làm khô sàn đối với các khu vực như nhà hàng, phòng họp, sảnh đi lại…
Xem thêm:
2. Vệ sinh khu vực mái vòm và cửa
Để vệ sinh khu vực mái vòm và cửa, cần tuân thủ theo quy trình vệ sinh công nghiệp 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị chuyên dụng và hóa chất phù hợp, an toàn
Bước 2: Đặt biển cảnh báo thi công ở các khu vực nhiều người qua lại
Bước 3: Vệ sinh khu vực cửa và mái vòm theo đúng trình tự
Bước 4: Sử dụng dung dịch hóa chất phù hợp để làm sạch vòm và mái
Bước 5: Kiểm tra, rà soát tổng quan nhằm đảm bảo quy trình vệ sinh công nghiệp đạt tiêu chuẩn
3. Các bước vệ sinh công nghiệp khu vực trần, tường
Quy trình vệ sinh công nghiệp đối với khu vực trần và tường như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hóa chất và các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh trần, tường nhà
Bước 2: Tiến hành quét mạng nhện, dọn sạch bụi bẩn ở khu vực trần nhà
Bước 3: Sử dụng hóa chất chuyên dụng giúp đánh bay các vết bẩn cứng đầu, vết nấm mốc, ố vàng lâu ngày
Bước 4: Sử dụng dụng cụ lau chuyên dụng để lau sạch lại tất cả diện tích trần và tường nhà
4. Vệ sinh các đồ vật có chất liệu da, giả da
Vệ sinh các đồ nội thất làm từ da hoặc giả da cần thực hiện đủ 5 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị và dung dịch hóa chất phù hợp
Bước 2: Sử dụng khăn khô để lau sạch bề mặt da, sau đó dùng khăn ẩm để lau lại một lần nữa sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn
Bước 3: Sử dụng hóa chất chuyên dụng trên bề mặt da để làm sạch các vết ố vàng, nấm mốc, đồng thời không ảnh hưởng đến tính chất và độ bền của sản phẩm
Bước 4: Dùng một chiếc khăn khô làm từ cotton để lau lại bề mặt da
Bước 5: Lau lại toàn bộ bề mặt da bằng một chiếc khăn khô có xịt hóa chất làm mềm da, hạn chế tình trạng nấm mốc trở lại
5. Quy trình giặt sofa bằng chất liệu nhung, vải
Ghế sofa làm từ vải hoặc nhung cần được làm sạch đúng cách để hạn chế tình trạng ẩm mốc và có mùi hôi khó chịu.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hóa chất và thiết bị làm sạch phù hợp với chất liệu vải, nhung
Bước 2: Kiểm tra sơ qua tình trạng ghế để có phương án làm sạch phù hợp
Bước 3: Sử dụng máy hút bụi chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn và rác nhỏ như lông động vật, tóc, vụn thức ăn…
Bước 4: Giặt sạch ghế bằng hóa chất phù hợp
Bước 5: Sử dụng khăn sạch để làm sạch thân ghế sofa
Bước 6: Sử dụng máy sấy hoặc phơi ở nơi thoáng gió để làm khô ghế sofa hoàn toàn
6. Làm sạch bảng quảng cáo
Các bước vệ sinh bảng quảng cáo hiệu quả như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các loại hóa chất và dụng cụ làm sạch phù hợp
Bước 2: Sử dụng một chiếc khăn khô để làm sạch biển báo cả bên trong và bên ngoài
Bước 3: Sử dụng dung dịch đánh bóng và lau bằng khăn khô theo chiều từ trái sang phải
Bước 4: Kiểm tra lại một lần nữa và di chuyển bảng quảng cáo về đúng vị trí ban đầu
Bước 5: Thu dọn dụng cụ và hóa chất đã sử dụng
7. Quy trình vệ sinh thảm trải sàn, rèm cửa
Để thảm trải sàn và rèm cửa luôn sạch sẽ, thơm tho thì cần trải qua quy trình vệ sinh gồm 5 bước:
Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết trong quá trình giặt thảm, rèm cửa
Bước 2: Sử dụng máy hút bụi phù hợp với từng loại thảm, rèm để loại bỏ bụi bẩn
Bước 3: Sử dụng các loại chất tẩy chuyên dụng để giặt thảm, rèm cửa
Bước 4: Giặt thảm bằng bàn chải hoặc máy giặt sao cho vừa đảm bảo hiệu quả làm sạch, vừa không ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm
Bước 5: Làm khô thảm, rèm cửa bằng các loại máy chuyên dụng và lắp đặt về vị trí ban đầu
8. Làm sạch đánh bóng đồ vật kim loại
Các bước làm sạch đồ vật kim loại bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và hóa chất phù hợp đối với các đồ vật làm bằng kim loại
Bước 2: Tuân thủ theo kế hoạch đã lên trước đó để làm sạch từng hạng mục vệ sinh công nghiệp
Bước 3: Đánh bóng bằng hóa chất và dụng cụ chuyên dụng
Bước 4: Lau khô lại các đồ vật kim loại bằng khăn cotton khô
Bước 5: Kiểm tra lại các đồ vật đã làm sạch để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
9. Làm vệ sinh cho đồ gỗ
Nếu nhà bạn sử dụng nhiều đồ nội thất làm từ gỗ như tủ thờ, bàn ghế, kệ trang trí… thì việc làm vệ sinh cho đồ gỗ vô cùng quan trọng, không những giúp các đồ vật luôn sạch sẽ như mới mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. Quy trình vệ sinh đồ gỗ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Sử dụng chổi lông gà hoặc một chiếc khăn khô để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt
Bước 2: Sử dụng dung dịch làm sạch đồ gỗ chuyên dụng để loại bỏ các vết ố vàng, nước mưa bám trên bề mặt
Bước 3: Lau khô đồ gỗ với một chiếc khăn cotton khô hoàn toàn
Bước 4: Nếu như trên cửa gỗ có các chi tiết làm từ đồng như tay nắm cửa, chi tiết trang trí, hãy sử dụng dung dịch làm sạch dành riêng cho kim loại
Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nội thất để đảm bảo không bỏ sót khu vực nào chưa được làm sạch
10. Vệ sinh cho các đồ vật có chất liệu nhựa, mica
Đối với các đồ vật làm từ nhựa hoặc mica thì quy trình vệ sinh khá đơn giản:
Bước 1: Sử dụng khăn mềm để lau qua các đồ vật làm từ nhựa, mica
Bước 2: Sử dụng hóa chất vệ sinh đa năng xịt vào khăn, sau đó lau sạch toàn bộ bề mặt của đồ vật
Bước 3: Lau lại đồ vật đó bằng khăn khô để loại bỏ các vết loang, tránh sử dụng thiết bị có đầu sắc nhọn để hạn chế tình trạng xước xát, nứt hoặc biến dạng đồ vật cần làm sạch
Bước 4: Kiểm tra lại đồ vật để đảm bảo đã được làm sạch hoàn toàn
11. Lau cửa kính, gương
Lau cửa kính, gương cần phải chú ý thực hiện theo quy trình sau để đảm bảo hiệu quả vệ sinh:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và hóa chất lau kính
Bước 2: Lót tấm trải bên dưới cửa kính hoặc gương để tránh ướt sàn
Bước 3: Sử dụng dao cạo hoặc hóa chất để tẩy các vết keo bám chặt trên bề mặt kính
Bước 4: Sử dụng giẻ lau hoặc cây lau kính để lau lại cho sạch sẽ
Bước 5: Kiểm tra lại và dọn dẹp các dụng cụ đã sử dụng
12. Quy trình vệ sinh đồ vật sành, sứ, thủy tinh
Các đồ vật sành, sứ, thủy tinh có tính chất rất dễ vỡ hoặc xước, lâu ngày bám bụi bẩn hoặc ố vàng rất mất thẩm mỹ. Sau đây là quy trình giúp làm sạch đồ vật sành, sứ, thủy tinh đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Trang bị một ít muối trắng, giấm ăn và khăn lau
Bước 2: Hòa tan muối và giấm theo tỉ lệ 1:1, sau đó đun nóng cho đến khi muối tan
Bước 3: Sử dụng một chiếc khăn thấm đều dung dịch này, sau đó phủ lên đồ vật sành, sứ, thủy tinh trong khoảng 20 phút
Bước 4: Lau lại đồ vật bằng khăn sạch
13. Các bước làm sạch bình, tách, ly,…
Để làm sạch bình, tách, ly, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau:
Cách 1: Dùng kem đánh răng và bàn chải để chà nhẹ ở các khu vực có vết ố vàng, sau đó rửa lại với nước sạch
Cách 2: Pha loãng muối và giấm ăn theo tỉ lệ 1:1, dùng khăn thấm hỗn hợp này để chà sạch vết ố vàng bám trên tách, ly sứ
Cách 3: Sử dụng bã cà phê đã phơi khô chà nhẹ vào ly sứ để có một chiếc ly sáng bóng như mới
14. Làm sạch sàn gỗ
Đối với sàn làm từ gỗ, bạn cần chú ý làm sạch theo các bước sau:
Bước 1: Trang bị các thiết bị và hóa chất phù hợp để làm sạch sàn gỗ hiệu quả, an toàn
Bước 2: Tổng vệ sinh khu vực cần làm sạch bằng cách dọn dẹp đồ đạc, quét sạch bụi bẩn, thu gom rác thải
Bước 3: Sử dụng khăn ẩm lau xung quanh chân tường, đồng thời dùng cây lau nhà đã vắt sạch nước nhằm giúp sàn nhà sạch bóng
Bước 4: Lau lại sàn gỗ bằng khăn khô
Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ sàn nhà, tránh để sàn đọng nước hoặc bỏ sót khu vực nào
Quy trình vệ sinh công nghiệp chi tiết của Vệ Sinh Nhà 247
Vệ Sinh Nhà 247 là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực vệ sinh với nhiều năm kinh nghiệm, nhận được sự tin tưởng và yêu quý của khách hàng trong thời gian gần đây. Chúng tôi cung cấp dịch vụ vệ sinh đạt tiêu chuẩn với quy trình khoa học, các trang thiết bị tiên tiến cùng hóa chất chuyên dụng an toàn, hiệu quả nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm chất lượng nhất.
Quy trình cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp tại Vệ Sinh Nhà 247 gồm các bước sau:
Bước 1: Khách hàng liên hệ đến số hotline 09 1984 37 39 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ
Bước 2: Nhân viên của Vệ Sinh Nhà 247 sẽ đến khảo sát thực tế để báo giá chính xác và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất làm sạch phù hợp
Bước 3: Nhân viên vệ sinh theo đúng lịch hẹn đến ký kết hợp đồng và tiến hành vệ sinh theo thỏa thuận
Bước 4: Khách hàng nghiệm thu dịch vụ vệ sinh và yêu cầu điều chỉnh nếu chưa hài lòng
Bước 5: Khách hàng thanh toán chi phí vệ sinh theo hợp đồng đã ký ban đầu và nhận hóa đơn VAT
Bước 6: Các chính sách chăm sóc khách hàng và hậu mãi dành cho khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty
Quy trình vệ sinh công nghiệp phải được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn để đảm bảo hiệu quả vệ sinh cũng như đảm bảo độ an toàn cho con người, thân thiện với môi trường. Hy vọng rằng bài viết này của Vệ Sinh Nhà 247 sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình vệ sinh công nghiệp đúng chuẩn từ tổng quát đến chi tiết.
Ngày cập nhật: 09/23/2024