Nhìn cách di chuyển vô cùng uyển chuyển, mềm mại nhiều người cho rằng rắn không có xương. Số khác lại tranh cãi rắn có xương cho nên rắn có xương không là một trong những thắc mắc hiện nay. Qua bài viết sau Vệ Sinh Nhà 247 sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên cũng như tìm hiểu kỹ hơn về bộ xương của loài rắn!
Rắn có xương không?
Rắn thuộc lớp bò sát và là động vật ăn thịt, rắn không có chân, không có mí mắt và tai ngoài, chúng có thân hình tròn dài (cylinder), thuộc phân bộ Serpentes. Thuở sơ khai tổ tiên của loài rắn có chân nhưng qua quá trình tiến hóa chân của rắn đã tiêu biến và có thân hình thuôn dài như hiện tại. Đặc điểm ngoại hình này cũng được xem là điểm để phân biệt rắn và thằn lằn. Mặc dù có vẻ ngoài thuôn dài với lớp da căng bóng thân mình uyển chuyển, mềm mại nhưng rắn lại là động vật có xương.
Hơn thế, bộ xương sống của rắn cũng rất dài với những chiếc xương sườn được gắn ở mỗi đốt sống. Bộ khung xương sống này kết hợp cùng những khối thịt bên dưới bụng kết hợp sẽ giúp chúng có thể di chuyển cơ thể nhanh và linh hoạt. Theo như các nhà khoa học nhận định, loài rắn ngày nay chỉ có xương sống, xương sườn, xương hộp sọ và xương hàm. Trong khi đó các hóa thạch rắn tìm được lại chỉ ra loài rắn cổ đại có khung xương đa dạng hơn khi có cả xương chậu, xương thắt lưng và đốt sống ngực. Tuy nhiên, bộ xương của rắn cổ đại lại khá nhỏ và dễ gãy. Do đó, để giải đáp cho câu hỏi “rắn có xương không?” thì câu trả lời là “có”!
Xem thêm:
Phân loại các họ nhà rắn
Loài động vật bò sát ăn thịt này được tìm thấy ở khắp mọi nơi, mọi địa hình, (ngoại trừ Châu Nam Cực), từ rừng rậm, trong lòng đại dương hay những nơi có độ cao nghìn mét. Do đó, chủng loại của họ nhà rắn cũng nhiều vô kể. Trên thực tế, bằng sự tiến hóa và thích nghi tuyệt vời của mình, hiện nay các nhà khoa học cho biết có khoảng 20 họ rắn với 500 chi bao gồm từ 3400 – 3550 loài rắn trên khắp lục địa. Do đó rất khó để chỉ ra và phân loại hết các họ nhà rắn. Thông thường người ta chỉ dựa vào màu sắc, hình dáng răng nanh, hình dáng đầu và một số đặc điểm ngoại hình để phân biệt rắn có độc và rắn không độc. Những con rắn có độc sẽ có đặc điểm nhận biết là màu sắc sặc sỡ, có đuôi chuôi, có mang hay răng nanh to dài. Khi bị cắn, vết thương do rắn có độc gây ra sẽ có 2 vết răng nanh sâu cắm vào da cùng dấu 2 hàng răng phụ nhỏ hình vòng cung. Trong khi đó, bị rắn không độc cắn sẽ chỉ để lại dấu răng li ti hình vòng cung mà không xuất hiện dấu vết răng nanh cắm sâu.
Xem thêm:
Loài rắn có những loại xương nào?
Sau khi đã giải đáp được chắc chắn cho câu hỏi “rắn có xương không”?, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cấu tạo xương của rắn để xem xem chúng có những loại xương nào nhé!
Cấu tạo khung xương của rắn gồm có một chiếc xương sống kéo dài từ đầu tới đuôi cùng khá nhiều loại xương sườn nhỏ xung quanh xương sống. Số lượng xương sườn này được các nhà khoa học xác định là có hơn 140 cặp xương sườn nhỏ xung quanh xương sống. Nhờ cấu tạo này giúp cho loài rắn di chuyển dễ dàng hơn, cơ thể cũng dẻo hơn nên khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng chúng không có xương. Thêm vào đó, xương sườn của rắn đa số đối xứng với nhau trên các đốt sống của trục xương sống, tương ứng với mỗi đốt xương sống sẽ có một cặp xương sườn. Các mảnh xương sườn của rắn được gắn với nhau chỉ bằng một mấu nối.
Bộ xương của loài ăn thịt này có một đoạn đốt sống đôi không có xương sườn ở phần ngực. Trừ 2 – 3 đốt sống đầu thì những đốt sống ở đuôi đều gắn những chiếc xương sườn cong, dài, đây cũng là lý do giúp rắn có thể cử động linh hoạt và di chuyển như thể chúng đang được ai kéo và đẩy đi. Thông qua những bộ xương của những con rắn đã chết, người ta thấy được ngoài khung xương hình vòng thì các đốt sống của rắn được khớp với nhau bằng 8 đầu mối. Cách loại xương này cài vào nhau giống như cách móc khóa ghép mộng trong nghề mộc.
Ngoài ra, bộ xương sống của loài bò sát ăn thịt này cũng được cho là rất nhạy cảm và có thể nở rộng và mỏng dẹt trong các trường hợp đặc biệt. Điều này được chứng minh thông qua cách mở rộng xương hàm linh hoạt của rắn khi nuốt con mồi. Vì phần xương hàm của rắn tách biệt lẫn nhau, xương hàm dưới của loài bò sát này chỉ gồm một chiếc và nối với xương hàm trên bằng một dây chằng. Cho nên những chiếc hàm của rắn có thể bẻ cong xuống, đủ rộng để nó có thể nuốt một con mồi to.
Hình ảnh ấn tượng về các bộ xương rắn
Hình ảnh điêu khắc bộ xương rắn biển khổng lồ
Bộ xương loài rắn hổ mang dài nhất
Cấu tạo xương đầu của loài rắn độc
Bộ xương rắn nước
Hy vọng, thông qua những thông tin mà Vệ Sinh Nhà 247 vừa tổng hợp trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “rắn có xương không”. Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của Vệ Sinh Nhà 247 để có thêm kiến thức về rắn cũng như các loài động vật khác bạn nhé!
Ngày cập nhật: 06/22/2024
- Vòng đời của ve sầu – Nơi sinh sống và tuổi thọ của ve sầu
- Amoniac là gì? Ứng dụng, tính chất vật lý, hóa học của NH3
- Nệm Foam là gì? Nằm có tốt không? Các loại nệm Foam tốt nhất
- Con thiêu thân là con gì? Cách đuổi thiêu thân khỏi nhà hiệu quả
- Nhện nhà có độc không? Mẹo xử lý nhanh, đúng khi bị nhện cắn