Có thể nói thuốc tím là loại thuốc quen thuộc, luôn có mặt trong tủ thuốc của hầu hết các gia đình. Nhiều người vẫn truyền tai nhau về công dụng thần kỳ của thuốc tím không chỉ để sát trùng mà còn hỗ trợ tốt trong việc điều trị các căn bệnh khác nhau. Vậy thuốc tím là gì và thuốc tím dùng để làm gì sẽ được Vệ Sinh Nhà 247 làm rõ trong bài viết hôm nay.
Thuốc tím là gì?
Thuốc tím là loại thuốc sát trùng không còn xa lạ với mỗi chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ thuốc tím là gì? Thuốc tím thực ra là chất rắn vô cơ Kali Pemanganat có công thức là: KMnO4, được pha loãng với nước, có màu tím đậm nhạt tùy nồng độ và đây cũng là lời lý giải cho cái tên của dung dịch này. Thuốc tím được sử dụng rất phổ biến trong ngành y tế, khử trùng, công nghiệp sát khuẩn và ngành thực phẩm ở tất cả các nước trên thế giới.
Tính chất vật lý và hóa học của thuốc tím là gì?
Tính chất vật lý:
- Khối lượng mol: 158.034g/mol
- Khối lượng riêng: 2.703g/cm3
- Nóng chảy ở 240 độ C, điều kiện 513 K, 464 độ F
- Độ hòa tan: bị phân hủy trong dung môi hữu cơ và ancol
- Hòa tan trong nước: 6.38 g/100ml ở 20 độ C) và 25g/100ml ở 65 độ C
Tính chất hóa học:
- Khi kết hợp với một số chất hữu cơ, thuốc tím có thể phát nổ hoặc bốc cháy
- Dễ bị phân hủy trong nhiệt độ từ 200 độ C trở lên
- 100g nước có thể hòa tan được 6,4g thuốc tím
- Có tính oxi hóa mạnh, khiến oxi hóa các chất vô cơ và hữu cơ
- Có khả năng nhận chất điện tử từ các chất khác
Tác dụng và những ứng dụng quan trọng của thuốc tím trong đời sống
Sát trùng, diệt khuẩn
Sở hữu khả năng oxi hóa mạnh, thuốc tím có thể tiêu diệt được rất nhiều loại vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người. Những người nội trợ thường xuyên sử dụng thuốc tím để làm sạch nước, khử trùng các thiết bị, dụng cụ nấu ăn cũng như làm sạch hoa quả, rau củ… Nhờ vào dung dịch thuốc tím sát khuẩn, các thành viên trong gia đình bạn sẽ được bảo vệ về sức khỏe, phòng ngừa các căn bệnh như tả, tiêu chảy, nhiễm trùng, viêm ruột…
Khử độc nước
Ngoài khả năng sát trùng và diệt khuẩn, thuốc tím còn có thể khử độc cho nước bởi sở hữu khả năng oxi hóa mạnh. Dung dịch thuốc tím sẽ phản ứng với nhiều loại chất độc hữu cơ như phenol, formaldehyde, cyanide, axit humic… có trong nước, từ đó tạo ra các chất không độc hoặc ít độc hơn, khiến nguồn nước an toàn hơn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc tím còn có thể cải thiện màu sắc và mùi vị của nước nhờ việc loại bỏ các chất bẩn gây ô nhiễm.
Tác dụng của thuốc tím trong lĩnh vực y tế là gì?
Trong y tế, công dụng của thuốc tím chính là rửa sạch các vết thương giúp thúc đẩy quá trình khô các vết rỉ nước, mủ, hạn chế phồng rộp da và phòng ngừa nhiễm trùng. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể ngâm chân, tay trong dung dịch thuốc tím pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút để sát khuẩn, làm sạch da, đồng thời cũng giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da, mụn trứng cá, nấm chân tay…
Xem thêm:
Dùng làm thuốc trị bệnh cho cá
Đối với những người nuôi cá, bán cá thì thuốc tím chính là phương thuốc hữu hiệu giúp mang lại một môi trường sống trong lành cho đàn cá. Sử dụng thuốc tím với một lượng nhất định sẽ giúp điều trị các bệnh về da, vảy, miệng và mắt cá, hạn chế nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nấm mốc… Bên cạnh đó, dung dịch thuốc tím còn giúp loại bỏ các chất hữu cơ như bụi bẩn, tảo, vi khuẩn, từ đó cải thiện chất lượng nước trong bể nuôi cá, giúp cá khỏe mạnh hơn.
Dùng trong nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, thuốc tím cũng là một trong các phương pháp xử lý nước thải rất hiệu quả. Sử dụng khoảng 2mg/l thuốc tím rải đều xuống mặt ao và để trong khoảng từ 8 đến 12 tiếng. Sau khi nước chuyển từ màu tím sang màu hồng nhạt thì tức là lượng thuốc tím đã vừa đủ, còn lượng thuốc tím cần bổ sung thêm khoảng 1mg/l khi nước trong ao chuyển sang màu nâu.
Hoặc cũng có thể tắm cho cá trong dung dịch thuốc tím với nồng độ 10mg/l trong khoảng vài ngày tùy loại cá. Tuy nhiên khi lựa chọn cách này, bạn cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi lớn của cá để kịp thời phát hiện và xử lý những dấu hiệu bất thường dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nhé.
Thuốc tím được dùng trong đời sống hàng ngày
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, thuốc tím cũng thường xuyên được sử dụng với những mục đích khác nhau như diệt khuẩn, diệt virus, khử mùi và tạo vị nước… Không chỉ vậy, bạn còn có thể dùng thuốc tím để tẩy trắng quần áo, đánh bay những vết bẩn, ố vàng, nấm mốc mà không cần dùng đến những loại thuốc tẩy độc hại.
Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc tím (KMnO4)
Mặc dù công dụng của thuốc tím được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả nhưng dung dịch thuốc tím không phải là thần dược chữa bách bệnh. Khi sử dụng thuốc tím, có một vài lưu ý mà bạn cần nhớ như sau:
- Chú ý đến nồng độ và thời gian phơi nhiễm của thuốc tím để tránh tình trạng kích ứng da, niêm mạc và mắt
- Khi trong nguồn nước có quá nhiều chất hữu cơ thì thuốc tím sẽ giảm hiệu quả khử trùng, sát khuẩn
- Luôn làm theo hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả
- Khi khử độc nước bằng thuốc tím, bạn cần tính toán chính xác lượng thuốc tím cần thiết, tránh dùng quá nhiều dung dịch để tránh hiện tượng nước đục, có mùi khó chịu
Vậy là trong bài viết hôm nay, Vệ Sinh Nhà 247 đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến thuốc tím. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Thuốc tím là gì?” và “Thuốc tím có độc không?” cũng như những công dụng không phải ai cũng biết của loại thuốc đặc biệt này.
Ngày cập nhật: 05/30/2024
- Cách vệ sinh nệm cao su tại nhà đơn giản mà sạch như mới
- Top 10 công ty vệ sinh công nghiệp Quận 2 uy tín giá tốt 2024
- Văn phòng là gì? Khái niệm, chức năng, các loại hình văn phòng
- Các loại muỗi ở Việt Nam – Cách nhận biết loài muỗi gây bệnh
- Cách vệ sinh ghế nỉ ô tô sạch thơm như mới đơn giản tại nhà