Bể chứa nước ngầm là hệ thống trữ nước nằm dưới lòng đất, có tác dụng cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày và giúp đề phòng các trường hợp thiếu nước khi xảy ra cúp nước, vỡ ống nước… Để duy trì nguồn nước sinh hoạt sạch, không nhiễm khuẩn, việc vệ sinh bể nước ngầm là vô cùng cần thiết. Cùng Vệ Sinh Nhà 247 tìm hiểu quy trình vệ sinh bể nước ngầm đúng chuẩn ngay dưới đây nhé!
Các dấu hiệu cho thấy bể chứa nước cần được vệ sinh
Nếu không vệ sinh bể nước ngầm kịp thời, rất dễ dẫn đến nguồn nước sinh hoạt bị đóng rêu, nhiễm khuẩn và gây ra những bệnh nghiêm trọng cho con người như: Tiêu chảy, các bệnh về tiêu hoá, các bệnh về da… Theo các chuyên gia, vệ sinh bể nước ngầm cần được thực hiện định kỳ 1 – 2 lần/năm hoặc khi thấy bể nước xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Bể nước ngầm xuất hiện rong rêu, bọ gậy, cặn bẩn và váng đục nổi trên mặt nước.
- Sau đợt lũ hoặc mưa lớn khiến nước bẩn tràn vào bể
- Nhiều người dân xảy ra tình trạng tiêu chảy, nổi mẩn, lan ben… trên da và nguồn nước địa phương được xác định bị ô nhiễm.
- Bể nước ngầm lâu ngày không được vệ sinh và phát ra mùi hôi, mùi ẩm mốc
Xem thêm:
Quy trình vệ sinh bể nước ngầm sinh hoạt đúng kỹ thuật
Vệ sinh bể nước ngầm là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi nhiều nguyên tắc và quy trình thực hiện nghiêm ngặt để tránh dẫn đến các hệ luỵ nguy hiểm. Để thực hiện vệ sinh bể nước ngầm đúng cách, bạn nên thực hiện theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của phao, vị trí bơm xả nước
- Khảo sát cấu tạo bể nước: độ rộng sâu, nơi cấp điện, nước để thuận tiện cho việc thông gió đảm bảo đủ oxy, an toàn người lao động
- Khoá hệ thống bơm nước ra khỏi bể và khóa van cấp nước vào bể
- Chuẩn bị dụng cụ: Máy xịt áp suất cao, máy hút bụi khô nước, xô nước, bàn chải, con lăn và cọ
- Hoá chất chuyên dụng: bột chống thấm, chất tẩy rửa, thuốc khử trùng
- Trang bị đồ bảo hộ: Khẩu trang, găng tay, ủng chân
Bước 2: Vệ sinh bể nước
- Cho nước sạch vào 2 phần 3 bể và đổ bột Clorin 70 vào theo tỉ lệ 10 lít nước : 72 gam clorin để có nồng độ Clo trong nước là 5%. Sau đó, cho tiếp nước sạch vào đến khi đầy bể nước. Với cách này, Clorin có thể dễ dàng trung hoà đều vào nước, giúp đạt hiệu quả khử trùng tốt hơn.
- Đợi quá trình khử trùng diễn ra khoảng 3 – 4 tiếng, trong quá trình này, phải đảm bảo các nguồn cấp nước ra vào bể nước ngầm đã được khoá an toàn.
- Sau đó, xả bỏ phần nước trong bể ra ngoài cho đến khi nước chỉ còn lại một ít đủ để thực hiện vệ sinh bể. Lúc này, nên kiểm tra và bịt kín các đầu đường ống dẫn nước để tránh tình trạng tắc nghẽn khi cặn bẩn trong bể tràn qua ống.
- Dùng máy bơm áp suất cao, bàn chải, cây xúc bùn… kết hợp với dung dịch tẩy rửa để loại bỏ vết bẩn, rong rêu bám trên thành và dưới đáy bể nước.
- Hút sạch phần chất bẩn và cặn bùn bằng máy hút chuyên dụng. Lặp lại việc vệ sinh và hút nước bẩn đến khi bể được làm sạch.
- Bơm nước sạch vào đầy bể và đổ hỗn hợp nước Javen, Vôi Clorua và Cloramin B, rồi khuấy đều, đợi tiếp 3 – 4 tiếng để khử trùng lần 2 cho bể nước ngầm.
- Xả toàn bộ nước khử trùng trong bể ra ngoài và xúc tráng lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ mùi và tàn dư hóa chất còn lại.
- Sau khi bể đã hết mùi hoá chất và màu nước đã trong hoàn toàn, bắt đầu xả và hút thật khô bể nước ngầm bằng máy hút công nghiệp
Bước 3: Xử lý vết nứt
- Khi bể nước ngầm đã khô hoàn toàn, bắt đầu kiểm tra xử lý các vết nứt, thực hiện chống thấm và vệ sinh sạch lại các vị trí này.
- Kiểm tra lại trình trạng máy bơm, ống xả và hệ thống cấp nước của bể nước ngầm. Sau khi đảm bảo an toàn, bắt đầu xả lại nước vào bể.
- Lấy một phần nước nhỏ trong bể đi kiểm tra độ sạch để đảm bảo nước đã đủ tiêu chuẩn dùng trong sinh hoạt của con người.
- Cuối cùng, tiến hành thu dọn, vệ sinh khu vực xung quanh bể nước ngầm.
Cách vệ sinh bể nước ngầm theo dân gian
Nếu bạn tự thực hiện vệ sinh bể nước ngầm tại nhà, và không am hiểu về liều lượng các hoá chất làm sạch khử trùng thì nên chọn phương pháp vệ sinh từ các nguyên liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn. Các phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính được khuyến khích đối với những bể nước có cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ và không quá bẩn.
Chanh, khế chua và giấm
- Bước 1: Xả hết nước trong bể ra ngoài, chỉ giữ lại một ít dưới đáy để thực hiện vệ sinh.
- Bước 2: Sử dụng cọ, chổi, khăn để làm sạch rong rêu, các mảng bám bẩn trên thành và đáy bể nước.
- Bước 3: Xả phần nước bẩn ra ngoài, rồi lại bơm thêm nước sạch vào để tiếp tục vệ sinh. Sử dụng chanh, khế chua hoặc giấm để làm dung dịch vệ sinh khi cọ rửa giúp vết bẩn được loại bỏ dễ dàng hơn.
- Bước 4: Sau khi vệ sinh bể nước ngầm nhiều lần đến khi sạch cặn bẩn, bắt đầu bơm nước sạch và tráng rửa thêm 1 – 2 lần để sạch cặn bẩn còn sót lại.
- Bước 5: Xả hết nước trong bể ra ngoài, dùng khăn khô để lại sạch lại và chờ cho bể khô hẳn rồi bơm nước vào sử dụng.
Cây chuối và lục bình
Thân chuối và lục bình được biết đến là loại cây có thể hút bùn bẩn trong nước cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể vệ sinh bể nước ngầm đơn giản bằng cách cho thân chuối đã được làm sạch và bóc bỏ vỏ già vào trong bể nước, rồi ngâm trong vài ngày. Nếu không có thân chuối, dùng lục bình để thay thế cũng sẽ có tác dụng tương tự.
Những lưu ý khi thực hiện súc rửa, vệ sinh bể nước ngầm
Theo các quy chuẩn và quy định Quốc Gia về chất lượng nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt, thì việc thực hiện vệ sinh bể nước ngầm công nghiệp bắt buộc phải diễn ra đều đặn 2 lần trong 1 năm. Tuy nhiên, bể nước ngầm thường có không gian hẹp và kín, nên quá trình vệ sinh bể nước ngầm cần phải lưu ý một số vấn đề an toàn như sau:
- Nên lắp hệ thống thông gió đối với các bể chứa có độ sâu và thiết kế phức tạp để luôn đảm bảo cung cấp đủ khí oxy trong bể khi thực hiện vệ sinh.
- Kiểm tra mức độ độc hại của không khí bên trong bể nước ngầm và xử lý khí độc trước khi thực hiện vệ sinh bể nước ngầm.
- Luôn kiểm tra và chú ý đến những phản ứng hoá học của không khí với các vật liệu, hợp chất bên trong bể để phòng chống kịp thời các tình huống nguy hiểm.
- Chỉ sử dụng các dung dịch vệ sinh, khử trùng lành tính, ít mùi để đảm bảo an toàn nguồn nước và tránh tình trạng cháy nổ, ngạt khí khi thực hiện vệ sinh.
- Kiểm tra an toàn các đường ống, hệ thống bơm nước, các lối thoát hiểm và nhiệt độ bên trong bể trong quá trình vệ sinh.
- Phải có người trên mặt đất thường trực và giữ liên lạc với các nhân viên vệ sinh bên trong bể.
Các quy định về bể chứa nước
Bể chứa nước sinh hoạt là một trong các hệ thống quan trọng luôn được kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng nước bên trong trước khi cung cấp đến người dùng. Dưới đây là những quy định an toàn được áp dụng cho bể chứa nước sinh hoạt:
- Nước sinh hoạt bên trong bể chứa phải đạt tiêu chuẩn an toàn theo các quy chuẩn và quy định của Nhà Nước và Bộ Y Tế.
- Bể nước ngầm cần phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa bụi bẩn, rác thải rơi vào gây ô nhiễm.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ nước trong bể chứa để phát hiện và vệ sinh bể và đường ống nước kịp thời khi có dấu hiệu nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Luôn kiểm tra nhiệt độ, hệ thống bơm xả và lưu lượng nước trong bể chứa để xử lý kịp thời các tình trạng rò rĩ, cháy nổ.
- Đối với các đường ống và bể chứa mới xây dựng, cần được khử trùng và vệ sinh trước khi bơm nước đưa vào sử dụng.
- Thực hiện vệ sinh bể nước ngầm đúng quy trình ít nhất 6 – 12 tháng 1 lần.
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã nắm rõ được quy trình vệ sinh bể nước ngầm và các quy định quan trọng liên quan đến bể nước. Nếu bạn đang cần một đơn vị vệ sinh công nghiệp uy tín để thực hiện súc rửa bể nước ngầm, bồn chứa nước hoặc vệ sinh nhà cửa… thì hãy liên hệ ngay đến Vệ Sinh Nhà 247 để được hỗ trợ tư vấn báo giá nhanh chóng nhé!
Ngày cập nhật: 06/13/2024
- Top 11 các loài bướm ở Việt Nam quý hiếm và đẹp nhất
- Các loại muỗi ở Việt Nam – Cách nhận biết loài muỗi gây bệnh
- 10 cách làm nước rửa chén sinh học hữu cơ an toàn đơn giản
- 10 cách khử mùi hôi cống trong nhà vệ sinh nhanh mà hiệu quả
- Hướng dẫn chi tiết cách giặt ghế Sofa tại nhà đơn giản đúng cách nhất