Rệp giường là côn trùng sống kí sinh thường xuất hiện dưới đệm, góc giường,..để tiếp cận và kí sinh lên con người. Vết cắn của rệp giường có mức độ nguy hiểm nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào thời gian nhận biết và chữa trị. Để hiểu rõ hơn về rệp giường cũng như cách nhận biết và điều trị chúng, cùng Vệ Sinh Nhà 247 theo dõi bài viết sau đây nhé!
Rệp giường là gì?
Con rệp giường là loài côn trùng sống ký sinh bằng cách hút máu của vật chủ. Kích thước của rệp giường khá nhỏ. Những con rệp giường con chỉ dài khoảng 1,5mm, mình dẹt, màu vàng nhạt. Chúng dần phát triển và đạt chiều dài từ 5-9mm khi trưởng thành, màu vàng nhạt chuyển dần thành nâu.
Rệp giường rất thích lẩn trốn vào những ngóc ngách nhỏ và ở lâu trong đó khiến chúng ta khó mà phát hiện ra. Máu của con người và động vật chính là thức ăn chính của chúng. Sau khi hút máu, rệp giường sẽ chuyển sang màu đỏ sậm và phần thân dài ra trông giống như biến thành một loại côn trùng khác.
Khả năng sinh sôi và nảy nở của rệp giường rất nhanh. Vòng đời của rệp giường phát triển qua 3 giai đoạn gồm trứng, thanh trùng và con trưởng thành.
Những khu vực rệp giường thường xuất hiện
Bạn có thể bắt gặp rệp giường ở bất kỳ đau xung quanh ngôi nhà. Tuy nhiên, chỗ ẩn náu mà rệp giường yêu thích nhất là giường ngủ. Các vết nứt và kẽ hở của giường sẽ giúp chúng sống và tiếp cận con người dễ dàng. Một số vị trí thường xuất hiện rệp giường như:
- Dưới nệm, sofa
- Khung giường
- Đầu giường
- Các vật dụng gần giường
- Dưới lớp sơn bị bong tróc và các bức ảnh treo tường
- Trong các đường chỉ may của lớp vải bọc ngoài nội thất
- Dưới tấm thảm gần chân tường
- Dưới công tắc đèn hoặc ổ cắm điện
- Chăn gối, ga giường
Xem thêm:
Rệp giường cắn có gây nguy hiểm không?
Vết cắn của rệp giường vô cùng nguy hiểm. Người bị con rệp giường đốt sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa, khó chịu, ửng đỏ ở chỗ cắn,… Một số người có phản ứng nặng hơn là nổi mụn nước, nổi mề đay hay thậm chí là bị rộp da.
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, vết cắn có thể lan rộng và ăn sâu vào trong da. Hơn thế, trong cơ thể của rệp giường còn chứa nhiều mầm bệnh có thể lây sang người thông qua vết cắn. Một số bệnh mà vết cắn của rệp giường gây ra như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, số Q, viêm gan B… Vì vậy, bạn cần có những cách phòng tránh và điều trị vết cắn của rệp giường để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu khi bị rệp giường cắn trông như thế nào?
Vết cắn của rệp giường thường khó phân biệt so với vết cắn của các loại côn trùng thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết vết cắn của rệp giường qua các đặc điểm như sau:
- Vết cắn bị sưng hay nhô lên trên da.
- Vết thương ửng đỏ và ngứa ngáy khó chịu.
- Vài trường hợp vết cắn xuất hiện thành hàng hay dãy dọc xung quanh vùng dễ tiếp xúc như cánh tay hoặc chân. Nguyên nhân là do con rệp giường có khả năng cắn được nhiều lần trên cùng 1 vùng da.
- Các vết cắn thường cụm lại và sưng lên.
Cách trị vết cắn của rệp giường
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như trên, nhiều khả năng bạn đã bị rệp giường cắn. Điều bạn cần làm lúc này là có cách xử lý và chữa trị kịp thời.
Trước hết hãy rửa sạch vết cắn bằng nước và xà phòng để ngăn ngừa vi khuẩn , làm giảm tình trạng ngứa. Sau đó, bạn dùng các loại thuốc mỡ có kháng sinh hoặc thuốc bôi côn trùng cắn thoa vào vết thương. Bạn tuyệt đối không được gãi hoặc chà sát mạnh vào vết thương dù có ngứa. Nếu số lượng vết đốt quá nhiều thì bệnh nhân cần đến bệnh viện hoặc trạm y tế để được bác sĩ chữa trị tốt nhất.
Cách diệt trừ và phòng ngừa rệp giường
Dù nhỏ bé những rệp giường lại gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Do đó, để ngăn ngừa rệp giường phát triển cắn người thì bạn cần thực hiện những việc sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh, giặt ga nệm giường sạch sẽ và sấy thật khô trước khi sử dụng.
- Phơi nệm khoảng 3 tháng 1 lần dưới ánh nắng.
- Dùng máy hút bụi để hút sạch sẽ những vị trí như khe nứt, khe nhỏ ghế, dưới gầm giường, gầm tủ,..giúp loại bỏ những nơi rệp giường có thể ẩn nấp và sinh sản.
- Đặt giấy thơm hoặc xịt tinh dầu thơm xung quanh phòng ngủ, khu vực giường ngủ,..
- Sử dụng loại vải chống thấp làm bọc gối, ga giường, bởi vì ẩm thấp là môi trường lý tưởng giúp rệp giường sinh sản.
- Thỉnh thoảng xịt thuốc xịt côn trùng ở những nơi rệp giường có khả năng ẩn náu để phòng ngừa tối đa.
Như vậy, vết cắn của rệp giường có thể gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí gây bệnh cho người bị đốt. Do đó nhận biết và chữa trị kịp thời vết cắn của rệp giường là điều vô cùng cần thiết. Nếu phát hiện rệp giường đang hoành hành trong nhà bạn, hãy liên hệ ngay với Vệ Sinh Nhà 247 để được hỗ trợ và tiêu diệt tận gốc nhé!
Ngày cập nhật: 07/01/2024